Chuyên mục
Mỹ bóp chết FIFA vì tội dám ủng hộ Nga
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Mỹ bóp chết FIFA vì tội dám ủng hộ Nga

Thứ sáu 12/06/2015 09:32 GMT + 7
Ngày 27.5.2015, Bộ Tư pháp Mỹ đã ban hành một bản báo trạng 47 điểm chống lại 9 quan chức của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) và 5 giám đốc điều hành các công ty thể thao trực thuộc FIFA. Hành động của Mỹ đã tạo nên một cơn địa chấn trong làng túc cầu. Tuy nhiên, vụ bê bối có lẽ đã không diễn ra nếu liên đoàn không mắc phải một sai lầm nghiêm trọng: dính đến Nga trong bối cảnh quan hệ Washington-Moscow trở nên tồi tệ. 

Cựu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter.

Những cáo buộc Mỹ đưa ra bao gồm gian lận, lừa đảo và rửa tiền lên đến 150 triệu USD trong khoảng thời gian 24 năm. Sáng ngày 27, chính phủ Thụy Sĩ bắt bảy quan chức theo yêu cầu của Washington tại một khách sạn ở Zurich, và sau đó dẫn độ sang Mỹ. Ngoài ra, Mỹ và Thụy Sĩ cũng tiến hành điều tra quyết định trao quyền chủ nhà World Cup 2018 cho Nga và Qatar 4 năm sau đó, có dấu hiệu sai trái hay không.

Nửa tháng đã trôi qua kể từ ngày vụ bê bối gây ra những ảnh hưởng đối với nền bóng đá thế giới, tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là: Cơ sở nào khiến Mỹ cáo buộc giới chức FIFA tham nhũng? Tại sao Washington lại liên quan đến việc ban hành các cáo trạng chống lại Liên đoàn bóng đá thế giới? Và vì sao FIFA trở thành mục tiêu của Mỹ trong hành động của mình?

Các Liên đoàn thể thao quốc tế (IFs), tương tự như FIFA, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) và Liên đoàn Điền kinh quốc tế (IAAF), đều đối mặt với nguy cơ tham nhũng trong hoạt động. Thực tế này được ghi nhận qua nhiều thập kỷ bởi các phương tiện truyền thông và các nhà sử học hay quan chức cải cách thể thao. Do đó, tham nhũng liên quan đến FIFA không phải là một điều ngạc nhiên, bởi nó là một phần của hệ thống chính trị-kinh tế tư bản.

Bắt đầu từ những năm 1980, IFs ngày càng dễ tham nhũng hơn, khi chương trình tái cơ cấu cho phép tổ chức tự do trong vấn đề tài chính và kinh tế của mình. Ngoài ra, 2 lý do chính phát sinh những tệ nạn trong hoạt động của các liên đoàn bao gồm: một lượng lớn doanh thu đổ về từ những tập đoàn truyền hình toàn cầu và tài trợ từ các công ty; cùng sự móc nối giữa các quan chức lãnh đạo ngày càng chặt chẽ hơn.

FIFA và tham nhũng

Một ví dụ liên quan đến doanh thu khổng lồ của FIFA đang tăng dần theo thời gian, tại World Cup 2002 là 1,9 tỷ USD, World Cup 2010 đạt 3,655 tỷ USD và năm 2014 vượt mức 4,826 tỷ USD. Khoản thu này có được từ các hợp đồng bán bản quyền phát sóng, tài trợ của công ty, cấp giấy phép hoạt động và bán vé.

Việc doanh thu ngày càng tăng cao khiến FIFA trở thành “con bò sữa” cho tất cả những ai tham gia, bao gồm giám đốc điều hành, nhân viên, BTC các nước chủ nhà World Cup và các liên đoàn, tổ chức tham gia vào dự án phát triển của FIFA.

Do số tiền thu được là rất lớn, nên không ngạc nhiên khi các cá nhân liên quan đến ủy ban tổ chức World Cup có những hoạt động tài chính ‘ngầm’ . Ngoài ra, một số quan chức FIFA còn mua bán phiếu bầu dùng để chiến thắng trong việc lựa chọn nước đăng cai World Cup và các giải đấu khác do FIFA tổ chức. Những năm gần đây, những quốc gia được FIFA lựa chọn cho Giải vô địch bóng đá thế giới chủ yếu là “nền kinh tế mới nổi” hay tương tự: Nam Phi (2010), Brazil (2014), Nga (2018) và Qatar (2022), những quốc gia không chỉ muốn đăng cai World Cup, mà còn sẵn sàng trả nhiều thứ hơn để đạt được điều này.

Mục đích chính khi một nước tổ chức World Cup bao gồm: đạt được uy tín quốc tế, cung cấp cơ hội thu lợi cho doanh nghiệp trong nước, kích thích nền thể thao nước nhà phát triển và xây dựng các cơ sở hạ tầng thương mại tầm cỡ. Vì vậy, nhiều nước vẫn luôn tìm cách thu hút sự chú ý của FIFA, nhằm giành quyền đăng cai sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh.

Tại sao Mỹ có mục tiêu là FIFA?

Mỹ không phải là một nước tham gia nổi bật trong hoạt động của liên đoàn, và bóng đá cũng chẳng phải là môn thể thao được yêu thích nhất tại quốc gia này. Do đó việc Mỹ tham gia vào kế hoạch chống tham nhũng tại FIFA gây ra tò mò cho giới quan sát.

Thậm chí, bên trong Mỹ, nhiều lĩnh vực chính trị, tài chính và kinh tế cũng vướng vào ‘bẫy lòng tham của con người’, không loại trừ các giải đấu thể thao chuyên nghiệp và Liên đoàn điền kinh quốc gia (NCAA). Nhưng Washington vẫn không mấy quan tâm đến vấn đề này.

Do đó, đối với FIFA hành động của Mỹ dường như là một động cơ chính trị. Kết luận hợp lý nhất cho điều này có lẽ hướng đến cuộc bầu cử chức chủ tịch mới của FIFA diễn ra sau đó ít ngày. Mỹ cho rằng việc công bố bản cáo trạng tham nhũng của giới chức liên đoàn sẽ ảnh hưởng đến uy tín ông Sepp Blatter-người từng tuyên bố “không có gì có thể tác động đến kế hoạch tổ chức World Cup tại Nga vào năm 2018”.

Mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đang ngày càng căng thẳng, nên việc công khai ủng hộ Moscow của ông Blatter đã khiến Washington phật lòng. Kế hoạch lật đổ Chủ tịch FIFA Blatter đã được Mỹ tiến hành, nhằm ngăn chặn làn sóng ủng hộ Nga đang phát triển. Trong khi Ukraine liên tục kêu gọi tẩy chay World Cup 2018 tại Nga, chính phủ Mỹ âm thầm thực hiện kế hoạch của riêng mình.


Hàn Giang
Nguồn: motthegioi.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.