Chuyên mục
Iran trở lại, giá dầu có nguy cơ tụt thảm hại
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Iran trở lại, giá dầu có nguy cơ tụt thảm hại

Thứ năm 09/04/2015 03:23 GMT + 7
Việc thỏa thuận về vấn đề hạt nhân của Iran vừa được thông qua vài ngày trước có lẽ sẽ là một trong những sự kiện quan trọng nhất thế giới, không chỉ trong năm 2015 mà còn là của cả thập niên. 


Về cơ bản, nó đã chấm dứt tình trạng căng thẳng ở Trung Đông xoay quanh vấn đề sự đe dọa đến từ vũ khí hạt nhân của Iran, và mở ra một thời kỳ hợp tác kinh tế cho khu vực nóng bỏng nhất thế giới trong những năm qua này. Thậm chí đến cả Giáo Hoàng Francis cũng gửi lời chúc phúc đến sự kiện này, dù nó diễn ra ở một quốc gia Hồi giáo. 

Nhưng, sẽ có không ít người cảm thấy không hài lòng lắm với sự kiện được coi là đánh dấu cho hòa bình và ổn định này, đó là những đối thủ của OPEC trên thị trường dầu lửa thế giới. Vì với sự trở lại của Iran, cán cân trên thị trường dầu sẽ nghiêng về OPEC.

Ở thời điểm hiện tại, thị trường dầu lửa thế giới vẫn đang được duy trì ở thế cân bằng ba bên giữa OPEC, Nga và Mỹ. Cả ba thế lực này đều vẫn đang tiếp tục gia tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu, để tận dụng việc giá dầu thấp đang khiến nhiều nước trên thế giới tranh thủ tăng cường mua dầu để dự trữ. 

Chính vì điều này nên dù sản lượng khai thác hiện nay đã vượt qua mức tổng cầu của thị trường thế giới thì giá dầu vẫn chưa giảm sâu. Ở Mỹ, các tay đầu cơ đang thu mua dầu với cường độ cao nhất có thể, khi mà tổng dự trữ dầu ở nước này đã đạt đến mức kỷ lục 471 triệu thùng, cao nhất kể từ năm 1930. 

Các quốc gia khác, đặc biệt là các nước châu Á như Trung Quốc hay Nhật Bản cũng đang tranh thủ giá dầu rẻ để tăng cường mua dầu dự trữ cũng đang đẩy giá dầu nhích lên. Arab Saudi trong động thái mới nhất đã tuyên bố sẽ tăng giá bán lần đầu tiên đối với các đối tác ở châu Á, sau khi liên tục giảm giá cho thị trường tiềm năng nhất thế giới này trong thời gian qua.

Và giờ đây, khi Iran đã trở lại sau khi thỏa thuận về vấn đề hạt nhân ở nước này được thông qua, thì không nghi ngờ gì việc lợi thế sẽ bắt đầu nghiêng về phía OPEC. Sở dĩ giá dầu tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm 2013 và nửa đầu năm 2014, là vì các lệnh trừng phạt kinh tế với Iran vì căng thẳng gia tăng giữa nước này và các quốc gia trong khu vực. Iran hiện đang là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ tư thế giới và là thành viên có sản lượng khai thác đứng hàng thứ ba trong OPEC sau Arab Saudi và Iraq. 

Chính vì vậy, việc nước này không thể thoải mái xuất khẩu dầu lửa như trước do các lệnh trừng phạt được ban hành vào giữa nam 2012 đã tạo ra một khoảng trống lớn để các cường quốc dầu lửa khác nhảy vào thế chỗ, như Nga hay Mỹ. Tất nhiên cũng cần phải kể thêm nhu cầu đối với dầu lửa của thế giới tăng đột ngột trong giai đoạn đó đã kích thích Nga hay Mỹ gia tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu của mình. 

Nhưng giờ đây, khi thỏa thuận hạt nhân đã được thông qua, các lệnh trừng phạt kinh tế với Iran đã không còn, thì cũng đồng nghĩa với việc dầu lửa của nước này sẽ tự do tuôn chảy vào thị trường thế giới. Không nghi ngờ gì việc Iran quay trở lại thị trường dầu lửa sẽ tạo ra những thuận lợi lớn cho OPEC trong cuộc đọ sức với Nga và Mỹ hiện nay. 

Sản lượng khai thác tối đa hiện nay của Iran là khoảng 3,6 triệu thùng/ngày và nước này sẽ chỉ cần khoảng 3 tháng để đạt tới công suất khai thác tối đa đó. Điều này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ với hoạt động cạnh tranh của Nga và Mỹ, mà còn đe dọa làm cho giá dầu thế giới sụt giảm mạnh. Chỉ ít giờ ngay sau khi thỏa thuận hạt nhân của Iran được thông qua ở Thụy Sĩ, giá dầu thế giới ngay lập tức đã sụt giảm 5,4%. 

Với việc các lệnh trừng phạt kinh tế chấm dứt, tổng sản lượng dầu của OPEC có thể tăng thêm 3,6 triệu thùng mỗi ngày, và điều này đồng nghĩa với việc OPEC có thể giảm giá khá sâu cho các đối tác. Khi mà cuộc cạnh tranh chủ yếu trên thị trường dầu hiện nay là cạnh tranh thị phần, thì bên nào có thể giảm giá nhiều hơn, bên đó sẽ có lợi thế.

Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở việc OPEC giành lợi thế trước Nga và Mỹ trong cuộc cạnh tranh thị phần, mà việc Iran quay trở lại thị trường xuất khẩu dầu mỏ còn có thể là một tin tức đáng chú ý với nền kinh tế thế giới. Với sự trở lại của dầu lửa từ Iran, viễn cảnh về một sự dư thừa nguồn cung dầu lửa trên toàn thế giới là điều gần như chắc chắn sẽ xảy ra. Và điều này thì cũng đồng nghĩa với việc giá dầu có khả năng rơi vào một cuộc suy giảm nghiêm trọng như trong giai đoạn cuối năm 2014. 

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ suy thoái khá nghiêm trọng hiện nay, thì điều này không phải là một tin tức tốt lành gì lắm. Giá dầu giảm mạnh có thể khiến chỉ số lạm phát toàn cầu giảm đi một mức đáng kể, và với các nền kinh tế lớn đang đối đầu với nguy cơ giảm phát như Nhật Bản hay EU thì đây sẽ là một tin tức có lẽ là rất xấu.


Nhàn Đàm
Nguồn: motthegioi.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.