Chuyên mục
Hệ thống tình báo Mỹ đang có lỗ hổng?

Hệ thống tình báo Mỹ đang có lỗ hổng?

Chủ nhật 27/04/2025 06:53 GMT + 7

Tình cảm cá nhân đang trở thành vũ khí hoặc điểm yếu trong chiến lược tình báo và cạnh tranh quốc tế. Với việc ban hành lệnh cấm nhân viên chính phủ thiết lập quan hệ tình cảm với công dân Trung Quốc, Mỹ có thể đang “dằn mặt” Trung Quốc, nhưng cũng đồng thời bộc lộ một nỗi lo lớn: niềm tin vào hệ thống tình báo.

 

 

Ngày 3/4, Mỹ ban hành lệnh cấm nhân viên chính phủ tại Trung Quốc thiết lập quan hệ tình cảm với công dân Trung Quốc. Chính phủ Mỹ đã áp đặt lệnh cấm nghiêm ngặt đối với nhân sự chính phủ đang làm việc tại Trung Quốc, bao gồm các nhà ngoại giao, nhà thầu có quyền tiếp cận an ninh và thân nhân của họ, trong việc thiết lập các mối quan hệ tình cảm hoặc tình dục với công dân Trung Quốc.


Theo Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư liệu Khoa giáo, Học viện Chính trị Công an Nhân dân, đây không phải là hành động đột ngột, mà là kết quả từ những bài học xương máu của Mỹ.


“Việc ban hành lệnh cấm nhân viên Chính phủ Mỹ thiết lập quan hệ tình cảm với công dân Trung Quốc cho thấy người Mỹ đã bắt đầu rút kinh nghiệm từ những bài học đau đớn cách đây khoảng 30 năm. Chính những mối quan hệ cá nhân tưởng chừng vô hại ấy đã khiến hàng loạt thông tin, bí mật công nghệ rơi vào tay Trung Quốc — một quốc gia vốn rất lão luyện trong việc khai thác yếu tố tình cảm. Dù lệnh cấm này đến muộn, nhưng như người ta vẫn nói: thà muộn còn hơn không”, Đại tá Tâm trao đổi với Sputnik.

 

Tình báo Trung Quốc vốn luôn được đánh giá là linh hoạt và khéo léo, đặc biệt trong việc khai thác các mối quan hệ cá nhân. Trong khi đó, sự cởi mở và quan niệm tự do cá nhân – bao gồm tự do yêu đương của Mỹ lại trở thành con dao hai lưỡi. Chuyên gia nhận định, điều đáng chú ý là các biện pháp mang tính cưỡng ép như lệnh cấm này thường dẫn đến những nghịch lý hài hước.


“Bởi lẽ, chính người Mỹ đã không ít lần trở thành nạn nhân của những ‘nước cờ tình cảm’ từ phía Trung Quốc. Điều này càng cho thấy một thực tế khó chối cãi: hoạt động tình báo của Mỹ trên đất Trung Quốc tỏ ra lép vế so với khả năng thâm nhập của Trung Quốc tại Mỹ. Cuối cùng, chính những giá trị mà Mỹ tôn sùng – như quyền tự do yêu đương hay tự do cá nhân – lại trở thành con dao hai lưỡi. Với Washington, nhân quyền nhiều khi chỉ là chiếc mặt nạ chiến lược”.

Trong khi Mỹ không ngừng cáo buộc các quốc gia khác vi phạm quyền tự do cá nhân, can thiệp vào đời tư công dân, thì chính họ lại thể hiện hành vi tương tự, nhưng dưới danh nghĩa “an ninh quốc gia”. Vấn đề là, người bị giới hạn không chỉ là nhân sự trực tiếp nắm thông tin nhạy cảm, mà còn bao gồm cả thân nhân của họ – những người không chịu ràng buộc về nghĩa vụ bảo mật.


Một lệnh cấm bao trùm lên cả những người không nắm thông tin mật, không chịu ràng buộc chính thức, có thật sự là “tối thiểu” và “cần thiết”?

Trong giới tình báo, mối quan hệ tình cảm luôn là “cửa ngách” để đánh cắp thông tin. Trung Quốc giỏi dùng chiến thuật này. Mỹ biết điều đó. Nhưng một lệnh cấm hành vi cá nhân – mang tính suy đoán và bao quát quá mức – là biểu hiện của sự bất lực trong hệ thống kiểm soát nội bộ.


Giới hạn giữa nhân quyền và an ninh quốc gia


Theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hợp Quốc (ICCPR) năm 1966, quyền tự do cá nhân – bao gồm cả tự do yêu đương – có thể bị hạn chế nếu: Phục vụ an ninh quốc gia; Bảo vệ trật tự công cộng, đạo đức, hoặc Tránh ảnh hưởng đến quyền và tự do của các cộng đồng khác.


Tức là, lệnh cấm nhân viên chính phủ thiết lập quan hệ tình cảm với công dân Trung Quốc vẫn nằm trong khung pháp lý quốc tế cho phép các quốc gia được hạn chế quyền cá nhân vì lý do an ninh.


“Đã có nguyên tắc trên thế giới là nguyên tắc về nhân quyền. Công ước chung của LHQ năm 1966 về quyền tự do của nhân loại. Ở đó có hai hạn chế. Thứ nhất, hạn chế về an ninh quốc gia. Tức là, vì an ninh quốc gia, các nước có thể hạn chế nhân quyền trong một phạm vi nhất định, dựa theo luật pháp của từng nước. Chứ không phải tự do hoàn toàn. Thứ hai, Quyền con người có thể hạn chế nếu xảy ra một trong các trường hợp sau: gây ảnh hưởng đến tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, quyền tự do dân chủ của những cộng đồng khác có những khác biệt. Ở đây, Mỹ không nên lạm dụng tiêu chuẩn kép”, Đại tá Nguyễn Minh Tâm nhận định.


Tuy nhiên, việc Mỹ ban hành lệnh cấm nhân viên chính phủ – bao gồm cả thân nhân của nhà thầu có quyền tiếp cận an ninh – thiết lập quan hệ tình cảm với công dân Trung Quốc không chỉ là vấn đề nội bộ hay an ninh. Nó gợi lại câu hỏi muôn thuở về tiêu chuẩn kép mà Mỹ thường áp dụng trong chính sách đối ngoại, đặc biệt là vấn đề nhân quyền.

 

Một mặt, Mỹ liên tục tự khẳng định mình là người bảo vệ giá trị phổ quát về quyền con người, là quốc gia đi đầu trong việc bảo vệ tự do cá nhân, kể cả quyền yêu ai, sống với ai, và lựa chọn đời sống riêng tư như thế nào.


Nhưng mặt khác, chính Mỹ lại ra lệnh kiểm soát và can thiệp sâu vào đời tư của không chỉ công chức, mà ngay cả thân nhân – những người không trực tiếp giữ vai trò an ninh quốc gia. Lệnh cấm này không chỉ giới hạn tự do cá nhân, mà còn vi phạm nguyên tắc "không bị phân biệt đối xử dựa trên mối quan hệ" vốn được quốc tế thừa nhận.


“Dằn mặt” lẫn nhau


Lệnh cấm này, về bản chất, là một động thái công khai hóa luật chơi ngầm vốn đã tồn tại từ lâu trong giới tình báo. Tuy nhiên, việc Washington đưa thông tin này ra ánh sáng công luận lại là một thông điệp mạnh mẽ, là họ đang biết và đang hành động.


“Thực chất đây là việc mà CIA vẫn làm, bởi có điều quan trọng nhất trong các quan hệ trong bóng tối, tức là quan hệ trong giới tình báo, chính những quan hệ cá nhân kiểu này mới là con đường lộ ra bí mật của nhau. Luật chơi của người tinh báo công bằng. Hai bên đã có những lệnh cấm kiểu như thế này từ lâu. Việc Mỹ công khai lệnh cấm này như cách Mỹ “dằn mặt” Trung Quốc và chủ yếu khuấy động truyền thông dư luận. Giống như việc người phát ngôn của Bộ Ngoại giao hai nước “đấu tố” qua lại”, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư liệu Khoa giáo, Học viện Chính trị Công an Nhân dân cho hay.


Trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đặc biệt khi Mỹ cùng lúc cạnh tranh thương mại với EU, bất ổn Trung Đông, việc thắt chặt an ninh từ những chi tiết nhỏ như tình cảm cá nhân cho thấy Mỹ đang không buông lỏng bất kỳ mặt trận nào.

 

Taras Ivanov

Nguồn: kevesko.vn
0 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.