Chuyên mục
Đồng ruble mất giá, cộng đồng người Việt thêm khó khăn
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Đồng ruble mất giá, cộng đồng người Việt thêm khó khăn

Thứ sáu 26/12/2014 11:30 GMT + 7
Những ngày cuối năm này, đồng nội tệ Nga biến động không ngừng và rớt giá mạnh nhất trong suốt 16 năm qua. Cuộc sống của cộng đồng khoảng hơn 100.000 người Việt ở Nga, vì thế cũng trở nên lao đao.

Trong khi số bà con làm dịch vụ, bán hàng ở chợ ngao ngán thì số người Việt sang làm nghề xây dựng lại càng bi đát. Tôi hỏi chuyện anh Sớm (người Hải Dương), làm nghề xây dựng tại Moskva, được biết mỗi ngày (nếu có việc làm), anh kiếm được khoảng 1.000 - 1.500 ruble. Số tiền đó khi đồng ruble Nga chưa mất giá còn có thể quy đổi được gần 50 USD, trang trải nuôi gia đình, thuê mướn chỗ ở, cũng còn để dành dụm đôi chút, song nay thì số tiền trên chỉ còn một nửa. Tuy nhiên, những người như anh Sớm cũng chưa phải là trường hợp bi đát nhất, bởi anh tự liên hệ công việc, tự đi làm và "trả lương" cho mình. 

Nhiều người đóng "công" vì có mở cửa cũng không có người mở hàng.

Thực tế ở trời Nga này, đa số người sang làm nghề xây dựng, do trình độ thấp, họ không thể tự mình bươn chải, mà phải đi làm thuê cho chủ thầu. Và việc chủ thầu nhiều khi quỵt tiền lương của họ, rồi đổ cho phía Nga quỵt lương, hoặc tìm cách báo công an vào kiểm tra giấy tờ tùy thân, thì những người thợ cặm cụi làm lụng ngày đêm ấy đành bỏ của chạy lấy người. 

Bởi vì giấy tờ tùy thân không đầy đủ, thì số tiền vài ba tháng lương nếu họ đòi được của chủ thầu cũng không đủ để nộp phạt cho chính quyền sở tại. Tình cảnh bi đát, những người Việt làm xây dựng thuê ở Nga đáng trách một vì không có đủ giấy tờ, song lại đáng thương mười, vì nếu họ có muốn lo đủ giấy tờ cũng rất khó, khi liên quan tới những thủ tục rất chặt chẽ của nước bạn. 

Giá USD tăng, đồng nghĩa với khó khăn cho người Việt ở Nga tăng, đã đành là thế. Và dòng người rời bỏ nước Nga trở về quê hương những tháng cuối năm nay tăng từng ngày. Anh B.Nghĩa (người Quảng Ninh), bán hàng ở chợ Sadovod, đã sống ở nước Nga gần 30 năm cho biết chưa bao giờ anh chứng kiến dòng người rời bỏ nước Nga "tìm về quê mẹ" nhiều đến thế. 

Tuy nhiên, đa phần trong số này là những người làm nghề xây dựng, một mình kiếm sống nơi trời Tây, họ đi hay ở cũng không quá xáo trộn. Còn những người lập nghiệp, có gia đình, có con cái định cư ở Nga, trở về quê nhà lúc này cũng không dễ, "vì con cái nói tiếng Nga sõi hơn tiếng mẹ đẻ mất rồi". 

Đồng ruble mất giá, làm ăn khó khăn, bà con cộng đồng ta lại cố chắt bóp hơn nữa, tìm những căn hộ nhỏ hơn để thuê, hoặc ở ghép vài ba người, thậm chí cả 2 - 3 gia đình ở chung một căn hộ 2 buồng. Tất cả đều trông chờ nền kinh tế Nga sớm ổn định. Đúng như tâm sự của chị Q.Hương (người Thành phố Hồ Chí Minh), làm nghề may mặc, chỉ trông mong đồng ruble ổn định, kể cả đứng ở mức thấp so với USD và euro, bởi có như vậy, thì mới mong yên tâm làm ăn. Chứ nếu tỷ giá biến động khôn lường như hiện nay, thì thực sự đánh đố người sản xuất, chẳng cứ gì người Việt. 

Năm 2014 đang dần khép lại. Cùng với quyết tâm của chính quyền Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn, quyết ổn định nền kinh tế, ổn định đồng nội tệ, bà con cộng đồng người Việt cũng ấm lòng hơn khi được biết Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga cũng đang làm hết sức mình, cùng chính quyền sở tại, giải quyết những vướng mắc, trước hết liên quan tới giấy tờ tùy thân của mỗi người Việt sống ở Nga, giúp số họ có được giấy tờ hợp lệ. 

Đã trở thành một phần cộng đồng sinh sống tại nước bạn, cũng như người dân Nga, người Việt mong những ngày khó khăn này của nước Nga chóng qua đi. Đó là mong muốn, là ước nguyện chính đáng trước thềm năm mới đang đến thật gần trên xứ sở Bạch Dương.

Bài và ảnh: Quế Anh (P/v TTXVN tại LB Nga)
Nguồn: Báo tin tức
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.