Chuyên mục
Cơ hội nào cho việc giảm bớt lệnh trừng phạt Nga?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Cơ hội nào cho việc giảm bớt lệnh trừng phạt Nga?

Thứ tư 23/09/2015 15:11 GMT + 7
Nga và EU ngày càng thấu hiểu nhau hơn khi nền kinh tế hai bên "ngấm đòn" từ lệnh trừng phạt. Vậy liệu có cơ hội nào cho mối tình Nga-EU?

Reuters ngày 22/9 đưa tin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định tình hình nền kinh tế Nga hiện nay là "khó khăn song không nghiêm trọng."

Phát biểu này của Putin đưa ra trong một cuộc họp với các quan chức chính phủ phụ trách ngân sách Nga 2016. Cũng tại đây, Tổng thống Putin ra chỉ đạo không để thâm hụt ngân sách trong năm tới vượt quá 3% GDP.

Tuyên bố này của ông Putin phát biểu sau khi Nga tiếp tục nhận lệnh trừng phạt gia hạn từ EU.

Tổng thống Vladimir Putin thừa nhận kinh tế Nga gặp khó khăn.

Trước đó, vào cuối năm 2014, Tổng thống Nga đã có cuộc họp báo với sự có mặt của các nhà báo Crimea đề cập đến tình hình kinh tế trong nước và những sự đối đầu giữa Nga và phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Tại cuộc họp báo này, ông Putin nhận định, nhìn tổng thể, Nga đang trải qua một giai đoạn khó khăn song Chính phủ đang hoạt động tốt và giải quyết được nhiều vấn đề nan giải.

Khi đó, theo Bộ Phát triển Kinh tế Nga, năm 2014, kinh tế nước này mất khoảng 130 tỷ USD do các dòng vốn liên tục “chạy” khỏi Nga.

Lần đầu tiên kể từ năm 2009, giới chức Nga thừa nhận nền kinh tế nước này có nguy cơ rơi vào suy thoái và đồng ruble sẽ tiếp tục yếu. Bộ kinh tế Nga cũng dự báo các lệnh trừng phạt của phương Tây có thể kéo dài tới năm 2016.

Cho đến tháng 3 vừa qua, ông Putin tiếp tục đưa ra nhận định lệnh trừng phạt của EU và Mỹ, đã ảnh hưởng đến các ngành kinh tế của Nga, "tuy không nghiêm trọng đến mức ‘chết người’, nhưng theo lẽ tự nhiên đã phá hỏng những công việc đang làm".

Ông Putin cũng đồng thời bày tỏ tự tin: "Nga dĩ nhiên sẽ vượt qua được tất cả những vấn đề và khó khăn mà họ tìm cách áp đặt từ bên ngoài".

Tới nay, ông Putin đã thừa nhận kinh tế Nga "gặp khó khăn song không nghiêm trọng".

Sau khi kiên cường đối phó với các lệnh trừng phạt, Nga phải chăng đã dần cảm thấy khó đối mặt tiếp với 6 tháng kìm kẹp?

Trong khi đó, châu Âu cũng đang đối mặt với hàng loạt vấn đề về khủng hoảng kinh tế sau khi không còn song hành với Nga. Nhiều động thái từ phía lãnh đạo các nước Pháp, Bỉ... với hy vọng tác động đến bộ tứ Normandy cũng đồng loạt cho thấy những khó khăn của EU và mong muốn tái hợp với Nga như thế nào.

Khi cả hai phía kìm kẹp đều tỏ ra thấu hiểu nhau vậy lẽ nào họ lại tự làm khó mình?  Và cả hai bên liệu có ai trao nhau một cơ hội nào để giảm bớt các lệnh trừng phạt hay không?

Chu Mỹ
Nguồn: Báo đất việt
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.