Chuyên mục
’Rửa’ cá tầm nhập lậu để mang ’hộ chiếu’ Việt Nam
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

’Rửa’ cá tầm nhập lậu để mang ’hộ chiếu’ Việt Nam

Thứ hai 27/05/2013 18:17 GMT + 7
Để đối phó với lực lượng chống buôn lậu, thương nhân Trung Quốc đã tìm cách cấu kết với một số người Việt tại Tam Đường, Lai Châu mở các trại cá tại Việt Nam để cá tầm Trung Quốc nhập lậu nghiễm nhiên có hộ chiếu Việt Nam.

Theo cáo buộc mới được đưa ra bởi Hiệp hội các nhà nuôi cá nước lạnh, để đối phó với  lực lượng chống buôn lậu, thương nhân Trung Quốc đã tìm cách cấu kết với một số người Việt mở các trại cá tại Việt Nam.

Trước mắt, các trại cá này sẽ đóng vai trò là “trạm trung chuyển” nhằm “rửa” nguồn gốc cá tầm nhập lậu, về lâu dài, họ sẽ xuất khẩu luôn công nghệ làm cá tầm giá rẻ Trung Quốc vào Việt Nam.


Trại cá bị cáo giác trung chuyển cá tầm lậu tại Tam Đường (Lai Châu)

Cụ thể, theo điều tra của các thành viên Hiệp hội này, một trại cá “trung chuyển” vừa được mở tại Tam Đường ngay bên cạnh trại cá của ông Trần Yên  (người mở hướng nuôi cá tầm tại Tam Đường) với cá giống và các “kỹ sư” nuôi cá đều có nguồn gốc từ bên kia biên giới.

“Nếu thủ đoạn này không được ngăn chặn thì cá tầm Trung Quốc nhập lậu sẽ nghiễm nhiên có “hộ chiếu” Việt Nam, “khai tử” luôn các trại cá của các chủ nuôi trong nước và người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác ngoài cá tầm Trung Quốc” - Ông Trần Yên bức xúc cho biết.

Ngay sau khi cáo buộc được đưa ra, Đoàn thanh tra Tổng cục Thủy sản được cử vào cuộc.

Mặc khác, theo ông Đỗ Quang Tùng - Giám đốc Cơ quan quản lý CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) Việt Nam khẳng định, hiện nay ở khu vực phía Bắc, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam mới chỉ cấp phép cho một doanh nghiệp nhập khẩu cá tầm giống và trứng cá tầm. Đó là Công ty Việt Đức. Riêng với cá tầm thương phẩm, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam chưa hề cấp một giấy phép nào để nhập khẩu vào Việt Nam.

Phía công ty Việt Đức cũng xác nhận, trại cá tại Tam Đường nói trên chưa hề mua cá tầm giống của Công ty. Tuy nhiên, trong ao nuôi tại trại này đang có sản lượng gần 20 tấn cá.

Theo các thông tin ban đầu từ Đoàn thanh tra, chủ trại cá này viện dẫn Quyết định 57 của Bộ NN-PTNT về danh mục các giống cá nước lạnh được phép nuôi trồng, trong đó có “cá tầm Trung Hoa”. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, đây là lập luận không có cơ sở. Vì chiểu theo Quyết định 57, chủ trại cá có thể được miễn giấy phép của Tổng cục Thủy sản khi tiến hành nuôi trồng nhưng không vì thế mà được bỏ qua các thủ tục bắt buộc theo CITES về thông quan và kiểm dịch.

Trước đó, tình trạng buôn lậu cá tầm và các loại thủy sản nước ngọt khác bùng phát đã khiến loại thực phẩm vốn chỉ được biết đến tại các nhà hàng bỗng chốc tràn ngập ngoài chợ. Giá cá tầm Trung Quốc chỉ bằng khoảng 1/2 giá cá nuôi tại Việt Nam (120.000 đồng/kg so với 200.000-250.000 đồng/kg). Cho đến thời điểm hiện tại, các chủ trại cá Việt Nam cũng chưa thể cắt nghĩa được họ cho cá ăn gì để có được mức giá rẻ một cách đáng ngờ nói trên.

Doanh nghiệp dệt may Trung Quốc sắp đổ xô vào Việt Nam?

Theo thông tin được đăng tải trên tờ Bưu điện Hoa Nam của Hong Kong ngày 27/5, các doanh nghiệp Trung Quốc đang rất nóng lòng đầu tư mới hoặc mở rộng nhà xưởng tại Việt Nam, với kỳ vọng hàng dệt may có xuất xứ từ Việt Nam sắp được hưởng mức thuế suất thấp, thậm chí là bằng 0% khi vào thị trường Mỹ.

Theo đó, nếu có thể hoàn tất việc thương thảo với Mỹ và 9 quốc gia thành viên khác trong vòng đám phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp tới, Việt nam sẽ được hưởng mức thuế suất chỉ bằng một nửa, thậm chí bằng 0% so với mức 17% mà Mỹ đang áp đối với các sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam.

Hiệp định này sẽ giúp Việt Nam có lợi thế lớn so với hàng xuất khẩu từ Trung Quốc, vốn đang phải chịu mức thuế suất lên tới 37% khi vào thị trường dệt may Mỹ. Đây sẽ là một lí do nữa khiến các nhà sản xuất tại Trung Quốc rời cơ sở sản xuất sang Việt Nam.

Thụy Miên (Theo PLVN, DT)
Nguồn: baodatviet.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.