Chuyên mục
Nga yêu cầu nước ngoài dừng can thiệp Libya: Hiểm hóc Putin

Nga yêu cầu nước ngoài dừng can thiệp Libya: Hiểm hóc Putin

Thứ bảy 22/02/2020 06:00 GMT + 7

Nếu ngừng can thiệp vào Libya, bất cứ thế lực nào cũng sợ mất thế, riêng với Nga thì luôn đảm bảo vị thế, dù LNA hay GNA thắng thế....

 

Nga yêu cầu nước ngoài dừng can thiệp vào Libya

Theo AP, ngày 19/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov yêu cầu tránh sự can thiệp từ bên ngoài vào Libya nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giải pháp hoà bình và chính trị toàn diện cho quốc gia Bắc Phi này.

"Chúng tôi cho rằng, để đảm bảo sự ổn định cho tiến trình đi tìm giải pháp chính trị toàn diện cho Libya, điều kiện tiên quyết là các nhân tố bên ngoài tránh can thiệp vào Libya, nhất là những sáng kiến có lập trường khác biệt.

Theo chúng tôi, những nhân tố bên ngoài nên tập trung hành động hỗ trợ và khuyến khích các lực lượng ở Libya đối thoại dựa trên những quyết định được HĐBA chấp nhận”, ông Lavrov nói trong cuộc họp báo với Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga khẳng định, cuộc khủng hoảng Libya chỉ có thể giải quyết được thông qua đối thoại nội bộ giữa các lực lượng và phe phái đang kiểm soát đất nước Libya.


Putin đang dần đưa ván cờ Libya thành ván cờ Syria.

 

Ngoại trưởng Nga đưa ra tuyên bố, sau khi EU ra Nghị quyết về việc triển khai sứ mệnh hải-không quân mới, nhằm thực thi lệnh cấm vận vũ khí của HĐBA LHQ đối với Libya", mà theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan là EU đã can thiệp vào Libya.

Trước đó, ngày 11/2, HĐBA đã thông qua Nghị quyết 2509 gia hạn lệnh cấm xuất khẩu dầu bất hợp pháp từ Libya, bao gồm dầu thô và các sản phẩm hoá dầu, cho đến ngày 30/4/2021. Lệnh cấm vận hiện tại sẽ hết hạn vào ngày 15/2/2020.

Ngày 12/2, HĐBA tiếp tục thông qua Nghị quyết 2510, kêu gọi các bên liên quan cần sớm đạt một thỏa thuận ngừng bắn dài hạn, tuân thủ lệnh cấm vận vũ khí của HĐBA và chấm dứt can thiệp vào Libya.

Các nghị quyết của HĐBA về Libya được đánh giá là đã phản ánh cam kết của cộng đồng quốc tế hướng tới giải pháp hòa bình và chính trị toàn diện cho vấn đề Libya, do người Libya dẫn dắt và làm chủ. Tuy nhiên, Moscow lại không tin như vậy.

Moscow thể hiện quan điểm đó qua việc liên tiếp bỏ phiếu trắng trong 2 lần HĐBA bỏ phiếu thông qua Nghị quyết số 2509 và Nghị quyết số 2510 về vấn đề Libya, làm thất vọng những tác giả của công cuộc "xoá độc tài-gieo dân chủ" cho Libya.

Ông Putin quá hiểm hóc

Nga được cho là đang tham gia ngày một sâu hơn vào ván cờ Libya, tức Nga cũng là một nhân tố nước ngoài có ảnh hưởng đến cuộc xung đột tại Libya, vì vậy dư luận rất ngạc nhiên khi Moscow yêu cầu nước ngoài ngừng can thiệp vào Libya.

Phải chăng đây là sự chuẩn bị cho việc Moscow rút khỏi ván cờ Libya vì nhận ra sự thật là Nga không thể đạo diễn ván diễn ván cờ và việc hái quả ngọt cũng đã kết thúc khi Ankara bỗng dưng phá đám, còn Mỹ-NATO-EU thì vẫn không chịu rút chân?

Giới phân tích cho rằng, yêu cầu nước ngoài dừng can thiệp vào Libya là cách Nga can thiệp vào Libya, là nước đi tiếp theo sau việc bỏ phiếu trắng cho các Nghị quyết của HĐBA. Và có thể nhận diện đây là nước đi quá hiểm hóc của Putin.

Thứ nhất : Có thể thấy, hiện không thế lực bên ngoài nào có ảnh hưởng mang tính quyết định với ván cờ Libya như Nga. Đơn giản là không thế lực nào tạo được tầm ảnh hưởng mạnh mẽ với cả 2 lực lượng đang kiểm soát Libya như Nga.

Bởi lực lượng chính trị nền tảng của chính phủ Libya tại Tripoli được LHQ hậu thuẫn đã gửi gắm Moscow tất cả những kỳ vọng liên quan đến cả chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao quốc tế cho một nhà nước Libya thống nhất, thời hậu Gaddafi.


Mất yếu tố nước ngoài, GNA sẽ vô cùng thất thế.


Trong khi đó, lực lượng chính trị kiểm soát miền Đông Libya cũng ngày càng gia tăng tầm ảnh hưởng với Moscow, nhằm củng cố vị thế tốt nhất cho mình, khi tiến trình chính trị cho một nhà nước Libya thống nhất được thúc đẩy, theo BBC.

Đặt trường hợp các thế lực bên ngoài ngừng can thiệp vào Libya, để cho nội bộ các lực lượng, phe phái đang kiểm soát Libya tự quyết định về tương lai cho đất nước mình, thì Nga là có lợi nhất.

Vì khi đó, thế lực nào cũng lo lực lượng, phe phái mà mình chống lưng hay bảo trợ sẽ thất thế, từ đó sẽ làm mất vị thế của mình trong ván cờ Libya. Riêng với Nga thì phe nào thắng thế, phe nào thất thế cũng đều đảm bảo vị thế cho Nga cả.

Đặc biệt là các thế lực chống lưng cho Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) có thể phải rời bỏ ván cờ Libya một cách bẽ bàng nhất. Bởi GNA không được Toà án Tối cao Libya công nhận và thời hạn tồn tại của GNA cũng đã hết.

Hiện nay, GNA tồn tại là hoàn toàn nhờ vào sự bảo trợ của các nhân tố nước ngoài đứng dưới danh nghĩa LHQ. Do vậy, khi vấn đề Libya là của nội bộ người Libya thì GNA sẽ rất yếu thế trước LNA, đó là chưa kể LNA đang vượt trội GNA về lực.

Qua đây có thể nhận diện, Nga yêu cầu nước ngoài ngừng can thiệp vào Libya thực chất là làm giảm vai trò của Mỹ-EU-NATO ở Libya, từ đó kết thúc công cuộc "gieo dân chủ" cho Libya, mà đã đưa quốc gia Bắc Phi này vào vòng xoáy vô định.

Thứ hai : Sau khi bỏ phiếu trắng cho các Nghị quyết của HĐBA về Libya, có thể thấy, Nga là ông lớn tôn trọng chủ quyền quốc gia của Libya, tôn trong ý nguyện và sự độc lập của người dân Libya hơn bất cứ ông lớn nào khác.

Quyết định về ngừng bắn ở Libya là một trong những kết quả của Hội nghị Quốc tế Berlin về Libya. HĐBA LHQ thông qua Nghị quyết 2510 là nhằm đó hợp pháp hóa kết quả ấy, giúp nó có tính ràng buộc đối với tất cả các bên liên quan.

Tuy nhiên, đáng lưu ý là việc ngừng bắn không phải là thỏa thuận giữa các bên trực tiếp trong cuộc xung đột ở Libya, mà do các đối tác bên ngoài áp đặt cho họ. Trong trường hợp này, bất luận thế nào, chủ quyển của Libya cũng không được tôn trọng.

Điều đó cho thấy các Nghị quyết của HĐBA được đánh giá là đã phản ánh cam kết của cộng đồng quốc tế hướng tới một giải pháp hòa bình cho vấn đề Libya, do người Libya dẫn dắt và làm chủ, là rất bất cập và không thực tế.



LNA thì sẽ vững vàng hơn, cả 2 động thái đều có lợi cho Nga.


Và Nga đã bỏ phiếu trắng, phản ánh thái độ của Moscow là không phản đối nhưng cũng không ủng hộ Nghị quyết của HĐBA. Động thái đó cho thấy Nga mong muốn hoà bình cho Libya, vấn đề còn lại chỉ là cách thức thực hiện mà thôi.

Như vậy, dưới bất cứ góc độ nào, hành động của Moscow bỏ phiếu trắng cho các Nghị quyết của HĐBA về vấn đề Libya đều được nhìn nhận là Nga tôn trọng chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc của Libya.

Thực ra, trong bối cảnh hiện nay, có thể nhận định để nội bộ các phe phái ở Libya tự quyết định và giải quyết hoà bình và tương lai chính trị cho Libya là khó có thể thành hiện thực. Nghĩa là nhân tố nước ngoài phải có trong tiến trình chính trị cho Libya.

Tuy nhiên, Libya vô định chính là hậu quả nước ngoài can thiệp vào Libya. Vì vậy, cần có một thời gian "vắng bóng yếu tố nước ngoài" để bàn cờ Libya được tạo hình lại, sau đó sẽ phải được định hình lại bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố nước ngoài.

Khi bàn cờ Libya được định hình lại nghĩa là một ván cờ mới sẽ được sắp đặt, khi đó Nga chiếm ưu thế hơn bất cứ thực thể nào khác trong các thế lực định hình lại bàn cờ Libya, kể cả Mỹ-NATO-EU. Từ đó, Nga bước vào Libya với một vị thế mới.


Ngọc Việt

Nguồn: baodatviet.vn
27 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.