Chuyên mục
Nga chuyển hướng chính sách thương mại, giành giật Ukraine
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nga chuyển hướng chính sách thương mại, giành giật Ukraine

Chủ nhật 22/09/2013 12:03 GMT + 7
Gần một năm sau khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Vladivostok, chính sách thương mại của Nga dường như đã quay lưng lại với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với việc thể hiện sự bất đồng trong đối thoại thương mại với ASEAN, và trì hoãn đàm phán FTA với New Zealand sau vòng đàm phán cuối cùng vào tháng 7/2012. Để triển khai chính sách mới, Nga cũng muốn có sự tham gia của Ukraine, nền kinh tế lớn thứ hai tại khu vực Đông Âu.


Chính sách thương mại của Nga dường như đã “quay lưng lại” với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh minh họa

Sự thay đổi định hướng của Nga xuất phát từ nhiều lý do, trong đó có sự thiếu quan tâm của các doanh nghiệp Nga, sự chậm chạp của các quan chức thương mại, nền kinh tế tại vùng Viễn Đông (thuộc khu vực Thái Bình Dương) của Nga yếu kém. Tuy nhiên, lý do quan trọng là do Nga có xu hướng tự coi mình là một nền kinh tế Á - Âu, chứ không phải là nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương hay Châu Âu. Do đó, Nga đang nỗ lực tạo ra một cộng đồng kinh tế mở rộng ở khu vực Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS): những hạt nhân cho không gian kinh tế chung từ Lisbon đến Vladivostok trong tương lai.

Liên minh Hải quan gồm Belarus, Kazakhstan và Nga hình thành từ giữa những năm 1990 với tư cách là Cộng đồng Kinh tế Á - Âu, và là một trong những nỗ lực tái kết nối các vùng kinh tế thuộc Liên Xô trước đây. Mặc dù được mở rộng thêm với sự tham gia của Cộng hòa Kyrgyzstan và Tajikistan, liên minh này chỉ tồn tại trên danh nghĩa cho đến tận năm 2010, khi đó Liên minh Hải quan ba bên ra đời và đã trì hoãn việc gia nhập WTO của Nga gần 2 năm. Theo dự kiến, Liên minh Hải quan sẽ trở thành Không gian Kinh tế Đơn nhất – thị trường hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn chung – vào năm 2015 và sau đó sẽ trở thành Liên minh Kinh tế Á - Âu. Sự tham chiếu mô hình của EU và sự vượt trội của Nga là những đặc điểm của sự hội nhập kinh tế này.

Cố gắng giành giật Ukraine

Bước vào xây dựng mô hình này, giới hoạch định chính sách Moscow đã nhận thấy sự tham gia của Ukraine, nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Âu, là cần thiết. Tuy nhiên, về phần mình, Ukraine có vẻ không "hứng thú" thúc đẩy hội nhập sâu hơn với Nga. Thay vào đó, Kiev đã chọn cách tham gia WTO vào đầu năm 2008, và đàm phán FTA với Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu, Singapore, Canada, EU và Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, Ukraine cũng ký kết với Nga một FTA kiểu cũ, có hiệu lực từ năm 1994. Năm 2011, hầu hết các thành viên của CIS đã ký FTA nhiều bên, thay thế thỏa thuận lỗi thời năm 1994 của khu vực. Tuy nhiên, FTA kiểu cũ đã không ngăn chặn được các cuộc chiến thương mại giữa hai nước.

Cuối năm 2011, Ukraine và EU kết thúc đàm phán Hiệp định Liên kết với thành phần cốt lõi là một FTA sâu và toàn diện. Hiệp định trên được dự báo sẽ giúp nền kinh tế của Ukraine tăng trưởng thêm một lượng tương đương với tăng trưởng kinh tế bình thường trong một năm (5,3%) theo kịch bản FTA sâu. Trong khi đó, một nghiên cứu tương tự vào năm 2012 do Ngân hàng Phát triển Á - Âu tài trợ, được Nga ủng hộ, dự báo GDP của Ukraine sẽ tăng 6% nếu nước này tham gia Liên minh Hải quan Belarus–Kazakhstan–Nga, ngược lại sẽ giảm 1,5% nếu nước này ký FTA với EU.

Ngày 15/5/2013, Ủy ban Châu Âu thông báo rằng Hiệp định Liên kết EU–Ukraine có thể được ký tại Hội nghị thượng đỉnh Đối tác Phía Đông diễn ra tại Vilnius vào tháng 11/2013. Moscow đã trả đũa bằng cách đưa ra bản ghi nhớ và tuyên bố chung giữa Ủy ban Kinh tế Á - Âu và Ukraine, trong đó Ukraine tham gia vào quá trình hội nhập Á - Âu với tư cách quan sát viên tiềm năng. Sau đó căng thẳng thương mại đỉnh điểm tại biên giới Nga - Ukraine khi hải quan Nga kiểm tra nghiêm ngặt tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Ukraine.

Sergey Glaziev, cựu Chủ tịch Ủy ban Liên minh Hải quan và hiện nay là cố vấn hội nhập kinh tế Á - Âu của Putin, giải thích rằng Cơ quan Hải quan Liên bang Nga đã tiến hành hoạt động ngăn ngừa để phản ứng lại việc Ukraine có ý định ký Hiệp định Liên kết với EU, điều mà ông cho là bước đi “tự sát”.

Putin khẳng định rằng Nga và các đối tác Liên minh Hải quan sẽ xem xét các “biện pháp bảo vệ” nếu Ukraine theo đuổi tự do hóa thương mại với EU.

Những cảnh báo trên không thể giúp Nga chiến thắng trong cuộc chiến giành lại Ukraine. Sự hội nhập Á - Âu đã đối mặt với thách thức mới khi Armenia và Moldova đã sẵn sàng ký FTA với EU. Do đó, các ứng cử viên cho Liên minh Hải quan khả thi nhất là Cộng hòa Kyrgyzstan và Tajikistan. Thậm chí liên minh này cũng đối mặt với những bất ổn do các đối tác không hài lòng với cách quản lý của Nga và dòng lao động tự do từ các nước CIS láng giềng tràn vào Nga cũng là một vấn đề.

Sự lựa chọn Á - Âu của Nga có những tác động quan trọng đối với chính sách thương mại của nước này ở khu Châu Á – Thái Bình Dương. Do ưu tiên khối kinh tế trong các các nước nằm trong đường biên giới của Liên Xô cũ, Nga đã tự vẽ một đường chia cách giữa họ với khu vực Thái Bình Dương. Do không hội nhập kinh tế với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Nga sẽ có ít lựa chọn hơn khi theo đuổi các mục tiêu kinh tế của họ ở khu vực này. Những diễn biến gần đây xung quanh vấn đề Ukraine và việc sử dụng các biện pháp chính sách thương mại nghiêm ngặt như là công cụ chính sách đối ngoại cũng gửi đi những thông điệp bất lợi tới những đối tác thương mại của Nga tại Châu Á – Thái Bình Dương.

Nguyễn Nam (Theo EAF)
Nguồn: baotintuc.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.