Chuyên mục
Mùng 2 Tết: Giới trẻ Hà thành nô nức xin chữ ông đồ tại Văn Miếu
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Mùng 2 Tết: Giới trẻ Hà thành nô nức xin chữ ông đồ tại Văn Miếu

Thứ bảy 21/02/2015 12:22 GMT + 7
Sáng ngày mùng 2 Tết Ất Mùi, trong tiết xuân đương rộ nở, rất nhiều người dân và các bạn trẻ Hà thành đã xếp hàng tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám để xin chữ ông đồ, mong cho một năm mới an khang, thịnh vượng.


Phong tục xin chữ ông đồ của người Việt

Truyền thống ‘xin chữ’ đầu xuân năm mới là một trong những phong tục đẹp và đáng quý của người Việt từ xưa đến nay.

Xin chữ không chỉ là xin may mắn, tài lộc cho người đi xin, mà còn là dịp thưởng thức tài năng của những người cho chữ. Những chữ này không chỉ thể hiện bản sắc của mỗi gia đình, mà còn thể hiện mong ước, nguyện vọng của người xin khi bắt đầu bước sang năm mới.



Cùng với màu xanh của bánh chưng, màu vàng của hoa mai, màu đỏ và những nét chữ bay lượn của bức thư pháp sẽ tạo nên không gian hài hòa, sung túc cho mỗi gia đình trong ngày tết.

Xin chữ gì cho cả năm may mắn, thịnh vượng?

Ông Phạm Hải (Câu lạc bộ Thư pháp UNESCO Hà Nội) cho biết, từ nhiều năm nay, khách hàng chỉ xin chữ quanh 4 chữ kinh điển gồm: Tâm, Phúc, Đức, Nhẫn.

Tuy nhiên, tục cho chữ không phải người muốn chữ nào cho chữ ấy mà hầu hết, các ông đồ đều nhìn thấy thần sắc của từng người để cho chữ.

Người đi học thường xin chữ Trí, Tài, Nhẫn. Người buôn bán, kinh doanh xin chữ Lộc, Tín, Phát Tài...

Người đi làm xin chữ Danh. Xin cho gia đình thường là chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tâm An.

Theo ông đồ Nguyễn Học (Ba Đình, Hà Nội), người thành đạt xin chữ Nhẫn để cầu tỉnh táo. Người trung niên xin chữ Tâm, chữ Đức, chữ Nhẫn. Thanh niên nam nữ xin chữ: Danh, Duyên, Hiếu, Trung. Tặng bố mẹ xin chữ: Tâm, An Khang, Bình An.

Ông đồ Nguyễn Học cũng cho biết, đầu năm xin chữ Thọ để mừng các cụ cao tuổi. Các bạn trẻ thường xin chữ Trí tuệ, Chí hướng, Minh, Thành để cầu học hành tấn tới. Ngoài ra còn có chữ Việt, chữ Đác cũng là những chữ hay được xin đầu năm.


Xin chữ đầu năm là nét đẹp từ xưa của người Việt

Ngoài ra, nếu ông đồ thấy người đến xin chữ thực cần đến may mắn, họ sẽ cho chữ “May mắn”; hoặc sau một hồi trò chuyện, ông đồ nhận thấy người này cần hơn cả là phải biết chăm sóc mẹ mình nhiều hơn để thực sự được an lòng, ông sẽ cho chữ Hiếu.

Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, nhiều phong tục cũ đã dần bị lãng quên, thì không khí nhộn nhịp xin chữ trong ngày hội “Bánh chưng xanh và Nghệ thuật thư pháp” vừa qua là một minh chứng cho thấy: những truyền thống, phong tục đẹp của cha ông ta ngày xưa cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy hơn nữa ở các thế hệ sau.

Những hình ảnh giới trẻ Hà thành nô nức xin chữ ông đồ sáng ngày mùng 2 Tết Ất Mùi:


Ngoài cổng Văn Miếu - Quốc Tử Giám chật kín người.


Ông đồ cho chữ


Các bạn trẻ phấn khởi khi xin được chữ đầu xuân


Nhiều người sau khi xin chữ xong phơi cho khô mực


Rất đông học sinh, sinh viên thắp hương cầu may mắn trong năm mới

Trang Ly
Nguồn: ngaynay.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.