Chuyên mục
Lý do trừng phạt của Mỹ vì S-400 không thể ngăn Thổ Nhĩ Kỳ tiến đến thân thiết với Nga và sự đổ vỡ không thể hàn gắn
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Lý do trừng phạt của Mỹ vì S-400 không thể ngăn Thổ Nhĩ Kỳ tiến đến thân thiết với Nga và sự đổ vỡ không thể hàn gắn

Thứ bảy 24/08/2019 16:44 GMT + 7
Nếu như các đàm phán của Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ đi đến thất bại, các lệnh trừng phạt mà Washington áp đặt với Ankara sẽ là điều không thể tránh khỏi, và chắc chắn sẽ dẫn đến sự đổ vỡ không thể gắn lành trong quan hệ ngoại giao vốn đầy trắc trở của hai quốc gia này.

Theo National Interest, việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tân tiến S-400 của Nga đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ ngoại giao Mỹ-Thổ, và mọi việc sẽ sớm trở nên ngày một tồi tệ.

Thổ Nhĩ Kỳ đã ngó lơ lời đe dọa trừng phạt từ phía Mỹ về việc chấm dứt bán F-35, và đây là điều mà Washington đã làm. Giờ đây, Quốc Hội Mỹ đang thúc đẩy quá trình áp đặt các lệnh trừng phạt pháp lý lên phía Thổ Nhĩ Kỳ – một bước đi có thể hủy hoại vĩnh viễn quan hệ ngoại giao với quốc gia NATO này.

Thổ Nhĩ Kỳ một mực quyết tâm mua S-400 của Nga ngay cả khi Mỹ đã áp lệnh trừng phạt và điều này được coi là thất bại lớn nhất từng có trong lịch sử các lệnh trừng phạt từ Mỹ.

Rất nhiều nhà hoạch định chính sách cho rằng lệnh trừng phạt là phương án hiệu quả bậc nhất, nhưng các lệnh trừng phạt hiếm khi có tác dụng nếu như mục tiêu tối thượng của quốc gia đối lập bị xâm hại. Thay vào đó, các lệnh trừng phạt quá khắc nghiệt thậm chí còn khiến cho quan hệ ngoại giao của hai nước xấu đi và đôi khi khiến quốc gia đối lập tăng thêm phần phản kháng. 


Việc Mỹ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 không thể ngăn Ankara tiến đến thân thiết với Moscow

Mỹ có nhiều lý do quan ngại khi Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu S-400: Hệ thống phòng thủ của NATO hoàn toàn vô hại đối với S-400 và S-400 còn có thể theo dấu cũng như nhanh chóng phát hiện các điểm yếu của F-35 trên vùng trời Thổ Nhĩ Kỳ.

Thêm vào đó, việc một thành viên NATO phát triển quan hệ chiến lược thân thiết với Nga làm dấy lên câu hỏi về sự trung thành của quốc gia đó với liên minh này. Việc đảm bảo các hợp đồng cung cấp trong ngành công nghiệp vũ khí của nước Mỹ cũng là một mối quan tâm hàng đầu trong chính quyền tổng thống Trump.

Washington đã gây áp lực lớn lên phía Thổ Nhĩ Kỳ để thuyết phục nước này hủy hợp đồng với Nga. Trong một bản tin hiếm hoi trên tờ New York Times, một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng đã đe dọa đưa ra những lệnh trừng phạt “khiến cho kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ suy sụp, gây choáng váng cho thị trường quốc tế và khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài tới quốc gia này phải bỏ chạy.”

Thổ Nhĩ Kỳ giờ đây khó còn sức chịu đựng thêm bất kì lệnh chừng phạt nào. Đồng nội tệ lira, đã tụt dốc gần 40% chỉ trong hai năm; nền kinh tế bị thu hẹp; đồng nghĩa với một cuộc suy thoái lâu dài đang chờ đợi quốc gia này.

Lệnh trừng phạt trước đây của Mỹ đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ linh mục người Mĩ Andrew Brunson – mặc dù chỉ mang tính răn đe nhẹ - đã gây hại tới nền kinh tế nước này. Thổ Nhĩ Kỳ hiện cũng đang phải gánh chịu trừng phạt từ phía Liên Minh Châu Âu do xung đột về quyền khai thác nhiên liệu ở Cyprus.

Đối với cá nhân Thổ Nhĩ Kỳ, hệ thống S-400 đáp ứng nhiều nhu cầu – quan trọng nhất là nó rẻ hơn so với chương trình Patriot của Mỹ cũng như cũng cấp một hệ thống phòng thủ hàng không toàn diện hơn và vượt trội hơn, trong cả việc đánh phá mục tiêu tên lửa và máy bay.

Khác với chương trình Patriot, S-400 cũng được thiết kế để chiến đấu được với đội các máy bay quân sự của châu Âu vốn đang nằm trong hàng ngũ của không quân Thổ Nhĩ Kỳ, vốn là một yếu tố cực kì quan trọng khi cân nhắc tới vụ việc phi công Thổ Nhĩ Kỳ ném bom cả Nghị viện và điện Tổng thống, sự việc mà vẫn đang làm chính phủ nước này rúng động.

Mặc cho những rắc rối gặp phải đối với nền kinh tế, lệnh trừng phạt không làm Thổ Nhĩ Kỳ nản lòng trước các mục tiêu. Động thái này của Thổ Nhĩ Kỳ cũng không mấy khó hiểu bởi thực tế nhiều nước đã có những phản ứng tương tự với lệnh trừng phạt. 

Các lệnh trừng phạt cứng rắn làm tổn hại kinh tế Nga hồi năm 2014 sau sự kiện sáp nhập Crimea đã không thể khiến nước Nga ngừng sự hỗ trợ phái li khai Đông Ukraine. Tương tự, Iran cũng đã từ chối nhượng bộ đối với chương trình tên lửa cho dù lệnh trừng phạt khắc nghiệt được dự báo có thể làm thu hẹp GDP năm nay tới 6%. Và hệ thống dẫn dầu Nord Stream 2 nối giữa Đức và Nga đang tiến triển mặc dù phía Mỹ đã đe dọa áp lệnh trừng phạt với các công ty liên quan.

Các lệnh trừng phạt thường chỉ khiêu khích các quốc gia đối lập và khiến các giải pháp ngoại giao trở nên tồi tệ. Hàng thập kỉ của các lệnh trừng phạt lên Bắc Triều Tiên, Cuba hay Saddam của Iraq chẳng hề khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn mà chỉ đóng băng hoặc đưa các mối quan hệ ngoại giao vào trạng thái thù địch.

Hệ quả từ lệnh trừng phạt Crimea là nỗi ê chề lớn nhất trong lịch sử ngoại giao Mỹ-Nga kể từ thời Chiến tranh lạnh, góp phần làm đổ vỡ hiệp ước INF và đe dọa quá trình tái thiết hiệp ước New START mà chẳng đem lại bất kì lợi ích chính trị nào cho nước Mỹ.

Xóa bỏ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35 tất nhiên là động thái đúng đắn đáp lại việc nước này mua S-400, nhưng nhắm vào kinh tế để đáp trả một động thái quân sự là vô lí – Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ cho là như vậy. Áp dụng lệnh trừng phạt khả năng cao sẽ làm gia tăng thù địch và khiến Thổ Nhĩ Kỳ trả đũa bằng một quan hệ khăng khít với Nga hay các nước đối lập khác của Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra một số phương án như chặn đường bay của Mỹ tới căn cứ không quân Incirlik hoặc mở các cuộc tấn công tới đồng minh Kurds của Mỹ ở Syria.

Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông không hề muốn đưa ra các lệnh trừng phạt, và gần đây còn yêu cầu các thượng nghị sĩ có chính sách mềm dẻo và đang cố gắng đưa ra giải pháp với Thổ Nhĩ Kỳ.

Đại diện ban giám sát, Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham (R-SC) đã đề xuất một thương lượng với Thổ Nhĩ Kỳ rằng các lệnh trừng phạt sẽ không có hiệu lực nếu như nước này không kích hoạt hệ thống S-400 của họ. Nếu quá trình thương lượng trên thất bại, các lệnh trừng phạt là điều không thể tránh khỏi, và sẽ đem tới những đổ vỡ không thể gắn lành trong mối quan hệ vốn đã đầy trắc trở.

Quyền lực của các lệnh trừng phạt không đến từ sự áp đặt, mà đến từ sự gỡ bỏ. Bộ máy chính sách của nước Mỹ, tuy nhiên, lại đang làm chậm quá mức quá trình gỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Nước Mỹ có lẽ nên áp đặt các lệnh trừng phạt từ từ và khôn khéo để giúp ích cho những chiến lược chính trị. Căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỹ là hồi chuông cảnh tỉnh để Mỹ nghĩ lại và thay đổi những phương thức tiếp cận hiện thời, tờ National Interest nhận định.

Đức Hiếu
Nguồn: nguoiduatin.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.