Chuyên mục
Giá dầu và lệnh trừng phạt khiến triển vọng kinh tế Nga còn ảm đạm
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Giá dầu và lệnh trừng phạt khiến triển vọng kinh tế Nga còn ảm đạm

Thứ sáu 21/08/2015 02:40 GMT + 7
Người dân Nga mua sắm tại siêu thị ở Moskva. (Nguồn: THX/TTXVN)

Báo cáo ngày 19/8 của Ngân hàng trung ương Nga cho thấy nền kinh tế Nga, vốn bị lao đao bởi đà sụt giảm mạnh của giá dầu thế giới và các lệnh trừng phạt của phương Tây, có thể chỉ đạt mức tăng trưởng trung bình 1,5% vào năm 2017.

Khi so sánh với mức dự báo về tăng trưởng GDP của Nga khoảng 2-2,5%, được Ngân hàng trung ương Nga đưa ra năm 2013 dễ dàng nhận thấy triển vọng kinh tế "Xứ sở bạch dương" trong vài năm gần đây đã xấu đi như thế nào.

Nga từng là "ngôi sao" trong số các thị trường mới nổi, với mức tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 7%. Tuy nhiên, sự sa sút của nền kinh tế đã lộ diện kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. 

Dấu hiệu giảm tốc của nền kinh tế Nga thậm chí xuất hiện trước khi Moskva đương đầu với các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây, liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine. 

Ngoài ra, một số yếu kém mang tính cơ cấu khác như thị trường lao động và thị trường vốn thiếu linh hoạt, cũng cản trở đà tăng trưởng của kinh tế Nga.

Ngân hàng trung ương Nga lưu ý: "Giữa bối cảnh thu nhập từ dầu mỏ giảm sút do đà tụt dốc của giá dầu thế giới, khó tiếp cận các thị trường nợ bên ngoài do các lệnh cấm vận, Nga không thể duy trì sự cân bằng trong hoạt động tiêu dùng và đầu tư."

Trong dự báo mới nhất vừa được đưa ra trong tháng Sáu vừa qua, Ngân hàng trung ương Nga dự báo rằng, nếu kịch bản lạc quan nhất đối với thị trường dầu mỏ diễn ra, nền kinh tế nước này sẽ suy giảm 3,2% năm 2015, trước khi đạt mức tăng trưởng 0,7% vào năm 2016. 

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, hoạt động đầu tư giảm, sự thiếu hụt nguồn lao động, môi trường kinh doanh kém thuận lợi và cải cách nghèo nàn sẽ là những nhân tố chính kéo lùi đà tăng trưởng của kinh tế Nga trong thời gian tới, bất chấp sự phục hồi đã bắt đầu xuất hiện./.

Minh Trang
Nguồn: Vietnamplus

Họa vô đơn chí với “gã khổng lồ” Gazprom

Những khó khăn đối với Gazprom vẫn tiếp tiếp diễn và tập đoàn khí đốt nhà nước này sẽ phải đối mặt với tương lai tiềm ẩn nhiều bất ổn.

Việc chính quyền Mỹ mở rộng trừng phạt, áp đặt cấm vận chống Gazprom tại dự án khí đốt Sakhalin-3 làm trầm trọng thêm những vết thương mà “người khổng lồ” khí đốt Nga đang phải chịu đứng. Washington cảnh báo các đối tác không được chuyển giao công nghệ, thiết bị cho phía Nga tại mỏ khí đốt trong bồn địa Yuzhno-Kirinskoye thuộc quần đảo Sakhalin. Tác động tức thời thì đã rõ: Đòn cấm vận này có thể hủy hoại hợp đồng mà mà Gazprom ký kết với Tập đoàn Shell tại Diễn đàn Kinh tế thế giới St. Peterburg hồi tháng 6 vừa qua. Thỏa thuận này là một nỗ lực của Gazprom nhằm thúc đẩy một liên minh chiến lược trong ngành khí đốt, từ khâu khai thác, sản xuất đến tiêu thụ. 

Thêm thông tin chẳng mấy tích cực: Báo cáo mới nhất của Bộ Kinh tế Nga cho biết, sản lượng khai thác của Gazprom trong 6 tháng đầu năm nay giảm 13% so với cùng kì năm ngoái, làm cho tổng sản lượng cả năm chỉ ước đạt 414 tỉ m3 khí, mức thấp nhất trong thời kì hậu Xô Viết. Giới phân tích dự đoán sản lượng giảm cùng với đà lao dốc của giá dầu mỏ, khí đốt có thể đánh tụt doanh thu của Gazprom xuống mức 106 tỉ USD trong năm nay. 

Trụ sở của Gazprom tại thủ đô Moskva. Ảnh: Gazprom.ru

Có nhiều nguyên nhân đưa đến những phỏng đoán u ám này. Đầu tiên là sự thất bại của Gazprom trong công tác điều hành ở tầm chiến lược. Nhiều chuyên gia nhìn nhận, tập đoàn đã đầu tư thái quá vào năng lực khai thác, chuyên chở trong lúc thị trường có biến động lớn về cung cầu, chủ yếu liên quan đến cuộc cách mạng dầu, khí đá phiến và đà suy giảm kinh tế của Liên minh châu Âu. Hệ quả là Gazprom hiện duy trì năng lực khai thác ở mức 610-615 tỉ m3/năm, chỉ bằng 1/3 mức tổng công suất. 

Cùng lúc, “người khổng lồ” khí đốt Nga còn chịu tác động của nhiều yếu tố không thuận vượt khỏi tầm kiểm soát. Điển hình nhất là cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm cho Gazprom mất đi một khách hàng lớn nhất ngay kề bên, do Kiev bằng mọi cách huy động nguồn khí nhập khẩu ngược từ các nước châu Âu ngoài Nga. 

Nhu cầu yếu đi của Trung Quốc cũng khiến nhiều người bất ngờ. Khi lãnh đạo Nga – Trung hân hoan tuyên bố về thỏa thuận khí đốt lịch sử tháng 5/2014 mang tên đường ống “Sức mạnh Siberia”, Gazprom những tưởng sẽ có được một thị trường cực lớn. Liền sau đó hai bên cũng ký Bản ghi nhớ về dự án kế tiếp mang tên “Đường ống Altai” (Sức mạnh Siberia-2), cho phép Gazprom kết nối các mỏ đã vận hành ở phía Tây tới thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế không thật sự như mong đợi.” Đường ống Altai” hiện đã bị gác lại vô thời hạn do sự chuyển hướng của Trung Quốc liên quan đến nhu cầu giảm và việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tìm kiếm các nguồn cung mới. “Sức mạnh Siberia” vẫn được triển khai, nhưng khúc mắc lớn nhất liên quan đến giá thì dường như vẫn chưa được giải quyết. Siêu dự án khó có thể hoàn thành theo kế hoạch, vì Bắc Kinh chưa chịu hỗ trợ tài chính cho Moskva cho phần xây dựng trên đất Nga, đồng thời Nga phải tự bỏ tiền để phát triển các mỏ hoàn toàn mới ở miền Đông Siberia đầy thách thức. 

Cuối cùng, nguồn cung dư thừa cộng với nhu cầu yếu trên phạm vi toàn cầu đã đẩy giá dầu lao dốc kể từ giữa năm 2014 trở lại đây. Giá có phục hồi đôi chút trong tháng 5-6/2015, nhưng kể từ tháng Bảy tới nay lại tiếp tục dò đáy mới, rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm rưỡi trở lại đây. Chốt phiên giao dịch ngày 19/9, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2015 chỉ còn 40,8 USD/thùng, dầu Brent Biển Bắc ở mức 46,81 USD/thùng. Điều không may với Gazprom là rổ giá dầu luôn được xem là căn cứ để ký kết các hợp đồng mua bán khí đốt. 

Gazprom đang đứng trước một tương lai biến động. Nó khiến tập đoàn này lại phải tái xem xét lại khả năng sẽ tiếp tục trung chuyển khí đốt qua Ukraine tới châu Âu sau khi hợp đồng giữa hai bên hết hạn vào năm 2019, một công việc không hề đơn giản. Số phận của “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”, một dự án mà Gazprom từng đặt rất nhiều hy vọng sau khi từ bỏ “Dòng chảy phương Nam” cũng chưa rõ ràng, với công suất nhiều khả năng sẽ phải giảm xuống chỉ còn 1/3 so với dự tính ban đầu. Giá dầu thấp trong trung hạn do các yếu tố kinh tế, cung cầu thị trường sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu và lợi nhuận của Gazprom. 

Hoài Thanh (Theo Russiadirect, oilprice)
Nguồn: Báo tin tức
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.