Chuyên mục
Chợ người Việt tại Warsawa - thủ đô của Ba Lan
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Chợ người Việt tại Warsawa - thủ đô của Ba Lan

Thứ hai 08/08/2016 05:17 GMT + 7
Hiện khu chợ của người Việt tại Warsawa đang có những bước chuyển biến tích cực, tạo nhiều công ăn việc làm cho người Việt ở Ba Lan

Nằm tại huyện ngoại ô Wolka Kosowska ,cách trung tâm thủ đô Warsawa của Ba Lan theo đường cao tốc S8 hơn 30 km là những khu chợ của người Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Litva, Ba Lan, Việt Nam.

Trước năm 2002, khoảng 5.000 người Việt Nam bán hàng tại sân vận Động Warsawa, tạo thành khu chợ trời lớn nhất châu Âu hồi đó. Sau này chính quyền thành phố quyết định dẹp bỏ khu chợ trời, trả lại sân vận động Warsawa cho các hoạt động thể thao.

Một số doanh nhân Việt Nam đã cùng nhau mua khu đất tại Wolka Kosowska và xây thành những khu trung tâm thương mại.



Từ năm 2002 đến nay, khu chợ sân vận động cũ được chuyển vào đây, và có lẽ là khu chợ của người Việt lớn nhất ở Châu Âu (lớn hơn khu Sa Pa ở CH Séc, hay khu Đồng Xuân ở Đức).

Tại đây, các khu chợ trung tâm được phân chia khá rõ ràng, trong đó người Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu trung tâm EACC – Trung tâm thương mại Á Âu, Khu trung tâm Asean Poland, khu ASG trung tâm Việt.








Có đủ các dịch vụ như những khu chợ ở Việt Nam.

Riêng khu EACC thì lớn hơn. Với diện tích 7 ha, 45.000 m2 sàn, khu EACC có khoảng 400 công ty thuê mặt bằng. Các gian hàng trong chợ rông chừng 50m2 có giá thuê vào khoảng 1.200 USD/tháng (1 US = 4ZK Zloty – Tiền Ba Lan).


Khu EACC lớn hơn với khoảng 400 gian hàng.

Trong một gian bán hàng tất, vớ, đồ lót, anh Nguyễn Thanh Hoàn và vợ là chị Trịnh Thị Tình cho biết: Họ bán hàng ở đây từ hồi chợ mới đi vào hoạt động, năm 2002. Chủ yếu bán hàng từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài bán tại chỗ cho các khách vãng lai, khách từ trung tâm Warsawa đến lấy sỉ, còn bán hàng qua mạng (online), phát chuyển qua bưu điện cho các bạn hàng ở tỉnh xa…


Ông Nguyễn Thanh Hoàn.
 

Tiệm phở



Tại khu ASG – khu trung tâm chính của người Việt có đến 95% gian hàng do người Việt làm chủ. Theo ông  Trịnh Trọng Sơn, khu này phần lớn bán các loại quần áo may sẵn, áo phông.  Đây là khu bán sỉ, cho các bạn hàng ở tỉnh hoặc các thành phố khác ở Ba Lan.


Ông Trịnh Trọng Sơn.

Điều lạ là tại đây không thấy có nhiều hàng Việt Nam. Tại sao vậy ?

Ông Võ Văn Long, một chủ hàng cho hay: Hàng Việt Nam chủ yếu là hàng thủ công, mỹ nghệ. Quần áo may sẵn xưa thì còn bán được, nhưng nay do mẫu mã ít thay đổi, giá lại cao hơn hẳn hàng Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ… nên khó bán, chậm thu hồi vốn.

Và cũng do cung cách làm ăn của các bạn hàng Việt Nam. Những lần đầu xuất hàng là hàng tốt, đúng tiêu chuẩn, mẫu mã. Sau đó, càng ngày chất lượng càng kém nên bên Ba Lan không đặt hàng nữa. Hiện tại khu ASG chỉ còn duy nhất 1 gian bán hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.

Hai doanh nhân Lê Hoàn, Lê Kiếm là chủ của một công ty chuyên phân phối hàng thủ công mỹ nghệ. Họ cũng cho biết: hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang được đến Ba Lan giá cao hơn hẳn so với hàng của các nước khác. Họ cũng rất muốn bán hàng Việt, nhưng thương trường không chấp nhận. Âu cũng là bài học dành cho các nhà xuất khẩu nhỏ lẻ của Việt  Nam khi xuất hàng đi các nước trong khối EU, chữ Tín phải để hàng đầu.



Ông Trần Quốc Quân, một trong những người có cổ phần lớn tại trung tâm thương mại Á-Âu EACC, cho biết: “Sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008 doanh số của Trung tâm EACC bị ảnh hưởng nhiều. Hiện chúng tôi đang thảo luận với các Trung tâm khác, cố gắng hỗ trợ cho các chủ cửa hàng nhỏ và chuyển hướng đầu tư khác.”

Hiện nay đang có một luật mới về hóa đơn VAT của Ba Lan. Những ai gian lận về thuế và hóa đơn VAT có thể phải chịu tù đến 5 năm và chịu phạt tiền hàng  triệu Zloty.


Ông Trần Quốc Quân.







CTV Vũ Hưng
Nguồn: vov.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.