Chuyên mục
Chỉ còn 1 ngày để tìm kiếm hộp đen của MH370
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Chỉ còn 1 ngày để tìm kiếm hộp đen của MH370

Thứ bảy 05/04/2014 05:18 GMT + 7
Cơ hội tìm thấy chiếc hộp đen bằng công nghệ dò tín hiệu của chiếc máy bay MH370 mất tích chỉ còn đúng một ngày.

Cơ hội quá mong manh

Chiếc máy bay MH370 của Malaysia mất tích lúc 0 giờ 41 phút (giờ địa phương) ngày 8/3/2014. Tính đến hết ngày 5/4/2014, 29 ngày trôi qua, nhưng chưa có bất cứ một bằng chứng cụ thể nào về xác máy bay được tìm thấy.

Về lý thuyết, việc tìm kiếm chiếc hộp đen bằng công nghệ dò sóng của chiếc máy bay lâm nạn chỉ còn đúng một ngày. Vì theo thiết kế, nguồn điện trong hộp đen của máy bay chỉ đủ cung cấp cho bộ phận phát tín hiệu cấp cứu trong vòng 30 ngày. Quá thời hạn này, để tìm được nó người ta phải sử dụng phương pháp thủ công khác, như cử người nhái hoặc tàu ngầm không người tìm xác máy bay, rồi từ đó mới lấy hộp đen.

Cơ hội mong manh này đang được các toán tìm kiếm tận dụng triệt để.

 
Thiết bị định vị màu vàng được gắn vào tàu Ocean Shield để xác định sóng siêu âm của hộp đen

Người ta cho rằng chiếc máy bay Malaysia Airlines số hiệu MH370 đã rơi xuống Ấn Độ Dương, nhưng chưa tìm thấy bất kỳ một mảnh vỡ nào của nó. Úc hiện là nơi đặt trung tâm điều phối cuộc tìm kiếm này.

Ngoài 14 máy bay và chín tàu khác tham gia tìm kiếm, ngày 4/4, hai thiết bị dò tìm tín hiệu hộp đen đã được thả xuống biển.

Hôm qua, Đại tướng Không quân hồi hưu của Úc Angus Houston, người đứng đầu Trung tâm Điều phối chung (JACC) chủ trì cuộc tìm kiếm, nói rằng hai chiếc tàu đã bắt đầu tìm kiếm tín hiệu từ hộp đen máy bay dưới mặt nước.

Tàu hải quân Úc Ocean Shield sử dụng thiết bị dò tín hiệu của hải quân Mỹ, bên cạnh tàu của Anh HMS Echo, cũng được lắp thiết bị tương tự.

Hai tàu này sẽ đan lẫn nhau để tìm kiếm trên một dải dài 240 km. Tướng Houston nói khu vực nói trên được chọn dựa trên phân tích dữ liệu vệ tinh.

Các dữ liệu này được phân tích từ cách thức bay của chiếc máy bay xấu số, nhằm “tìm ra khu vực có khả năng máy bay rơi xuống nước lớn nhất”. Theo ông Houston, “có hy vọng là chúng ta sẽ tìm thấy chiếc máy bay trong khu vực tìm kiếm”.

 
Hộp đen của máy bay Air France 477 chỉ được tìm thấy gần hai năm sau vụ tai nạn, khi nguồn pin cho bộ phận phát tín hiệu ping đã cạn kiệt

Khả năng “sống sót” của hộp đen

Hộp đen gửi ra một tín hiệu “ping”, được kích hoạt khi chìm trong nước, có thể thu nhận được bởi microphone và bởi “thiết bị phân tích tín hiệu”.

Cả thiết bị thu âm và thiết bị thu dữ liệu đều phát “ping” riêng. Nhưng vấn đề là pin cho phần phát “ping” trên chuyến bay MH370 chỉ hoạt động trong 30 ngày.

Một số bộ phận phát “ping” hoạt động tới 90 ngày. Những khác biệt này là do quy định hàng không đã có những thay đổi sau vụ tai nạn máy bay 447 của Air France. Người ta đã mất gần hai năm để tìm được hộp đen của nó, và các quy định mới đòi hỏi việc phát tín hiệu ping phải được duy trì 90 ngày để các nhóm tìm kiếm có thêm thời gian.

Một số máy bay kể từ đó đã được cập nhật, nhưng có vẻ như chiếc MH370 thì chưa.

Ngay cả khi pin phát “ping” cạn kiệt, thì các dữ liệu thu được trong thiết bị vẫn còn nguyên.

Hộp đen được gắn vào đuôi máy bay để tránh bị hư hại nếu bị tai nạn từ phía trước.

Đó là một hộp nhỏ cỡ hộp đựng giày. Khác với tên gọi, thiết bị này có màu cam sáng. Thế nhưng nó không dễ phát hiện ra giữa đại dương mênh mông.

Việc tìm kiếm sẽ nhằm xác định vị trí của xác máy bay trước khi có thể định vị được hộp đen thông qua việc dò bắt tín hiệu “ping”.

Nếu như bộ phận phát “ping” hết pin, thì người ta sẽ phải dùng các biện pháp khác, chẳng hạn như dùng máy do kim loại.

Hộp đen được làm bằng nhôm và được thiết kế để chịu được sức va đập mạnh, sức nóng từ hỏa hoạn dữ dội và áp suất lớn.

Do đó nó nặng, khoảng 10kg, tuy kích thước nhỏ, và sẽ nhanh chóng chìm xuống.

Ấn Độ Dương là nơi rất sâu. Phạm vi tìm kiếm có độ sâu từ 1.150m đến 7.000m.

Do đó, các nhà điều tra sẽ phải cân nhắc tới chuyện nó nằm ngoài tầm phát hiện của nhiều thiết bị hoạt động ngầm dưới mặt nước. “Quý vị phải đặt câu hỏi là liệu địa hình có hiểm hóc không. Đáy biển có thể cũng nhấp nhô như núi, như dãy Alps vậy”- David Barry, một chuyên gia chuyên giám sát dữ liệu bay từ Đại học Cranfield nói.

Honeywell, hãng làm thiết bị phát “ping” gắn trên MH370, nói tín hiệu chỉ có thể thu được trong phạm vi bán kính một dặm. Nhưng nếu ở đáy biển sâu và bên hải quân dùng công nghệ phát hiện âm thanh dưới nước thì cơ hội tìm thấy sẽ cao hơn so với các thiết bị tìm kiếm thông thường. Tuy nhiên, cũng còn những vấn đề phức tạp nữa. Hộp đen có thể phát tín hiệu “ping” từ đáy biển, nhưng nếu các tín hiệu bị cản bởi tầng nước ấm hơn hoặc lạnh hơn ở phía trên, thì nó có thể bị gián đoạn hoặc bị đổi hướng.

 
Tướng Angus Houston miêu tả công tác tìm kiếm là “phức tạp và tốn sức”

Sẽ tìm kiếm đến cùng

Ngày 3/4, Thủ tướng Malaysia tuyên bố cuộc tìm kiếm sẽ không ngừng cho tới khi có được lời giải đáp về chiếc máy bay mất tích. Ông Najib Razak đến căn cứ không quân Pearce gần thành phố Perth, Tây Úc gặp Thủ tướng Tony Abbot và thị sát nỗ lực hoạt động tại bản doanh phối hợp công cuộc tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 mất tích.

Mặc dù cho đến nay chưa tìm ra một dấu tích nào cũng như không thể hiểu chuyện gì đã xảy ra cho chiếc máy bay này, hai nhà lãnh đạo đều cam kết sẽ bằng tất cả mọi khả năng có thể có để làm sáng tỏ bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng không thế giới.

Tại Malaysia, cơ quan điều tra đã xem xét tất cả mọi chi tiết liên quan đến phi công, phi hành đoàn và hành khách trên chuyến bay MH370 nhưng không tìm ra bất cứ một điều gì bất bình thường.

Trở ngại lớn nhất cho đến bây giờ là tất cả mọi chuyện đều chỉ trong phạm vi dự đoán vì không có đủ chứng cớ cụ thể xác thực. Khu vực máy bay có thể rớt được tính toán và phỏng đoán căn cứ trên sự phân tích một số tín hiệu vệ tinh nhận được. Kết luận đưa ra có thể gần đúng mà cũng có thể rất xa sự thật và do đó việc điều tra cũng như tìm kiếm hoàn toàn đặt hy vọng vào sự may mắn.


Th.Long
Nguồn: petrotimes.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.