Chuyên mục
Alibaba - Đế chế Công nghệ mới của thế giới
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Alibaba - Đế chế Công nghệ mới của thế giới

Thứ tư 17/06/2015 02:21 GMT + 7
Alibaba đã trở thành một tập đoàn thương mại điện tử lớn nhưng có vẻ như tham vọng của công ty này vẫn chưa dừng lại ở đó.

Alibaba đã trở thành một tập đoàn thương mại điện tử lớn nhưng có vẻ như tham vọng của công ty này vẫn chưa dừng lại ở đó. Đầu tuần này, Alibaba đã thông báo họ chuẩn bị tung ra dịch vụ video trực tuyến Tmall Box Office (TBO). Trong một cuộc họp với phóng viên, Patrick Liu, người đứng đầu mảng giải trí kỹ thuật số của Alibaba cho biết mục tiêu của công ty là "thành công giống như HBO và Netflix tại Hoa Kỳ".

Alibaba: đế chế mới của làng công nghệ.

Alibaba bây giờ không chỉ cạnh tranh với Netflix để thu hút sự chú ý của người dùng Trung Quốc mà còn với nhiều gã khổng lồ công nghệ khác của Mỹ như Google, Amazon, Apple. Với lợi thế sân nhà, Alibaba được dự đoán sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các công ty công nghệ khác khi họ muốn mở rộng thị trường sang Trung Quốc dù đây là một thị trường tiềm năng bậc nhất thế giới.

Ngoài các hoạt động thương mại điện tử, Alibaba cũng có chỗ đứng nhất định trong lĩnh vực điện toán đám mây, thanh toán di động, tìm kiếm và một số khoảng đầu tư vào các dịch vụ chia sẻ xe. Alibaba cũng có ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội riêng, hầu như mọi ngóc ngách của thế giới số đều có tên của công ty này.

Rajeev Chand, giám đốc quản lý của ngân hàng đầu tư Rutberg & Co. cho biết ông hoàn toàn không ngạc nhiên khi Alibaba tiếp tục đầu tư vào dịch vụ video trực tuyến hay bất kì một lĩnh vực nào khác vì tiềm năng của công ty này là rất lớn.

Chand phân tích thêm, cũng giống như người dùng Amazon ủng hộ cho dịch vụ âm nhạc Prime Instant Video (của Amazon) hay người dùng Google yêu thích YouTube, dịch vụ video TBO cũng hứa hẹn sẽ rất thành công khi cộng đồng người sử dụng các dịch vụ của Alibaba hiện nay là một con số khổng lồ.

Ông ví von "trong công nghệ không có đường bơi mà nó là một hồ bơi", có nghĩa là không có một cuộc đua đường trường đơn thuần trên một lĩnh vực (một làn bơi) mà các công ty có thể phát triển kinh doanh theo nhiều lĩnh vực, giống như khi ở trong bể bơi, bạn có quyền bơi về nhiều hướng khác nhau.

Không có gì ngạc nhiên khi Alibaba tiếp tục đầu tư vào dịch vụ video trực tuyến hay bất kì một lĩnh vực nào khác vì tiềm năng của công ty này là rất lớn.

Đây cũng là cách tiếp cận của nhiều công ty công nghệ Mỹ khi họ đầu tư vào nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau và Alibaba cũng không phải là một ngoại lệ. Alibaba có lợi thế sân nhà nhưng điều này không có nghĩa là các công ty Mỹ sẽ từ bỏ thị trường "béo bở" Trung Quốc.

Bằng chứng là trong một tài liệu bị rò rỉ mới đây, dịch vụ Uber có khoảng 1 triệu giao dịch mỗi ngày tại Trung Quốc và công ty này đang có kế hoạch "bơm" thêm 1 tỷ USD cho hoạt động của mình tại thị trường này. Với những thị trường còn non trẻ như lĩnh vực xe chia sẻ, các công ty nước ngoài vẫn có nhiều cơ hội cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc, nơi Alibaba chưa có ảnh hưởng lớn và sâu rộng.

Jack Ma, ông chủ của Alibaba.

Nhưng với thương mại điện tử, điện toán đám mây, Alibaba đã là một thế lực lớn tại Trung Quốc. Thành công này một phần nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của các website như Sohu, iQiyi, và Youku Tudou mà Alibaba đã đầu tư từ năm ngoái.

Nói như vậy để thấy rằng những công ty như Netflix sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn để giành thị phần tại Trung Quốc chứ không được thuận lợi như Uber, nhất là khi Alibaba đang chuẩn bị cung cấp dịch vụ TBO tại thị trường này.

Alibaba: hãng Trung Quốc tham vọng “nuốt chửng thế giới”

Nằm trong danh sách những công ty Trung Quốc có tham vọng “nuốt chửng thế giới”, tập đoàn thương mại điện tử Alibaba bắt nguồn từ đâu? Tham vọng của tập đoàn này là gì? Điều gì tạo nên thành công của họ?

Ảnh minh họa.

Trong bài hồ sơ kỳ trước, ICTnews đã từng nhắc đến một số công ty Trung Quốc đang có tham vọng thống trị ngành công nghệ thế giới, trong số có Alibaba.

1. Alibaba là gì?

Alibaba là công ty thương mại trực tuyến lớn nhất Trung Quốc và tùy theo từng cách tính, nó cũng có thể coi là công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới.

Alibaba không chỉ là một website duy nhất, họ sở hữu nhiều website với các chức năng khác nhau. Dưới đây là một vài website chính và lớn nhất:

Alipay: Thanh toán trực tuyến

Aliyun : Dịch vụ đám mây

Aliyun App Store: Ứng dụng mobile

Taobao: Trang thương mại điện tử khách hàng đến khách hàng

Tmall: Trang thương mại điện tử doanh nghiệp đến khách hàng

Alibaba không bán hàng hóa hay dịch vụ trên các website này, trái lại, họ tạo ra một cổng thương mại trên các trang web của họ, cung cấp môi trường cho các cuộc giao thương giữa người bán và người mua, lợi nhuận được thu về chủ yếu qua quảng cáo và hoa hồng.

Người đồng sáng lập kiêm CEO của Alibaba, Jack Ma, đã bắt đầu công ty ngay tại căn hộ của mình năm 1999 với 18 nhân viên. Cái tên Alibaba được lựa chọn dựa theo câu truyện Alibaba và 40 tên cướp. Jack Ma từng học dốt toán và trượt đại học rất nhiều lần, thậm chí có lúc ông còn không thể tìm được một công việc tại cửa hàng KFC. Từ chỗ chỉ là một giáo viên tiếng Anh với lương tháng 12-15 USD/tháng, ông đã lọt vào top 35 người giàu nhất hành tinh và hiện đang là người giàu nhất Trung Quốc.

Ma thú nhận mình là một người có rất ít kiến thức về công nghệ, ông cũng từng nói rằng ông muốn công ty của mình tồn tại được ít nhất 102 năm để được tính là một công ty tồn tại trong 3 thế kỷ.

2. Sức mạnh của Alibaba


Alibaba có hàng triệu người sử dụng và quản lý hàng triệu nhà bán lẻ và doanh nghiệp. Tập đoàn Alibaba có hơn 22.000 nhân viên với hơn 100 văn phòng và trụ sở chính đặt tại Quận Xixi, Hàng Châu, Trung Quốc.

Alibaba là điểm đến nổi tiếng nhất cho những người mua sắm trực tuyến và là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất trên thế giới. Tổng số tiền giao dịch trực tuyến của Alibaba trong năm 2013 đạt 248 tỷ USD, tức là nhiều hơn cả số tiền giao dịch của eBay và Amazon cộng lại.

Các website của Alibaba tham gia vào 60% số lượng hàng hóa được vận chuyển tại Trung Quốc. Alibaba đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp đóng gói và vận chuyển cũng như nền tảng cơ sở vật chất hỗ trợ điều này. 6 trên 10 kiện hàng được gửi đi tại Trung Quốc xuất phát từ Alibaba. Nhiều người dự đoán rằng ngành thương mại điện tử của Trung Quốc sẽ còn vượt cả Mỹ, Anh, Nhật, Đức và Pháp cộng lại trong vòng 6 năm tới.

3. Tham vọng của Alibaba


Để làm giàu thêm cho nền công nghệ nước nhà, Alibaba cần phải linh động và luôn đi trước trong suy nghĩ, đặc biệt là trong lĩnh vực mobile, bởi có hơn 500 triệu người đang sử dụng di động để mua sắm.

Rõ ràng trong vài năm trở lại đây, Alibaba đã có một vài động thái mang tính chiến lược như: năm 2012, hãng này ra mắt hệ điều hành cho di động có tên gọi Aliyun, hoặc Yun OS, đây là một phiên bản tùy chính của Linux. Trong năm 2012, hơn 1 triệu smartphone đã được cài hệ điều hành này và Alibaba tham vọng hệ điều hành của mình sẽ trở thành “Android của Trung Quốc”

Theo một bản tin được phát trên kênh Bloomberg cách đây ít ngày, CEO Alibaba Jack Ma đã đưa ra một số tham vọng lớn của tập đoàn bao gồm: vượt doanh số Walmart trong năm nay; cung cấp dịch vụ giao hàng trên toàn cầu trong vòng 72 giờ; phục vụ 2 tỷ người mua sắm trong vòng 10 năm tới.

Rút ra được những bài học từ sự thất bại của các công ty Trung Quốc khác khi cố gắng vội vã bước chân vào thị trường Mỹ, Alibaba đã tiến hành cách thử nghiệm buôn bán xuyên quốc gia như bán cherry và táo từ bang Washington, hải sản từ bang Alaska, kem của hãng Ben&Jerry và Breyers.

Sức mạnh của Alibaba là hiện thân cho sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu có đà phát triển thực sự và sự phát triển trong tương lai sẽ rất hấp dẫn cho Alibaba nói riêng và cả đất nước nói chung.

Do ở Trung Quốc, Alibaba không có nhiều đối thủ cạnh tranh nên họ cũng không chắc sẽ thành công trên thị trường quốc tế. Vì vậy Alibaba cần điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình.

4. Bí quyết thành công


Có rất nhiều bí quyết để tạo nên thành công ngày nay của Alibaba, và dưới đây là một trong số đó:

- Tin tưởng vào những điều bản thân đã chọn

Jack Ma khởi nghiệp kinh doanh năm 1992 khi điều hành một trung tâm dịch thuật. Ban đầu, kết quả kinh doanh không tốt và họ quyết định kinh doanh thêm dịch vụ  bán hoa và quà tặng cao cấp.

Dịch vụ này sau đó đã thành công và thu về doanh thu cao, buộc họ phải suy nghĩ nên chuyển hẳn sang kinh doanh dịch vụ hay tiếp tục kinh doanh dịch thuật. Jack Ma đã lựa chọn kinh doanh dịch thuật bởi đó là lựa chọn và mục đích kinh doanh ban đầu của ông.

Ông nói: “Trong suốt quá trình khởi nghiệp, bạn sẽ gặp rất nhiều cơ hội mới, khi đó bạn phải đưa ra được sự lựa chọn.”

- Tấm gương cho mọi nhân viên

Jack Ma thành lập công ty thứ 3 mang tên Cofortune Information Technology, đây là một dự án thành công với lợi nhuận 2,9 triệu nhân dân tệ trong 14 tháng, tuy nhiên vì mâu thuẫn về chiến lược phát triển với các lãnh đạo khác, ông đã ra đi mà không lấy một đồng nào vì ông tin rằng đó là điều đúng đắn.

Khi đó, 6 người bạn từng thành lập Cofortune với ông đã cùng ông lên Bắc Kinh lập nghiệp trong những ngày đầu, cho dù điều kiện rất hạn chế nhưng họ đã không ngần ngại quyết định sẽ cùng ông làm lại từ đầu. Mười tháng sau khi trở về quê hương Hàng Châu, bằng sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng nghỉ, nhóm của Jack Ma đã cho ra đời Alibaba, sau đó là Taobao và Alipay.

- Tạo nên văn hóa định hướng con người

Dù là một công ty lớn, Alibaba vẫn hướng tới những con người, bao gồm cả khách hàng và nhân viên. Ông từng phát biểu “khách hàng thứ nhất, nhân viên thứ nhì và cổ đông thứ ba”. Mục tiêu của cả tập đoàn đó là “giúp mọi người dễ dàng thực hiện công việc kinh doanh dù ở bất cứ đâu”.

Văn hóa và giá trị của công ty nêu bật “khách hàng thứ nhất, làm việc tập thể, nắm bắt cơ hội, toàn vẹn, đam mê và tận tâm”. Một tuyên bố khác của Alibaba có nội dung: “những nhân viên thể hiện được sự bền bỉ và tài năng đều được thưởng hậu. Chúng tôi khuyến khích những nhân viên của mình làm việc vui vẻ và sống nghiêm túc”.

5. Những “lùm xùm”

Một chiếc xe đạp Dahon và lều trại SylvanSport giả được rao bán trên Taobao.com

Chỉ mới gần đây Gucci, Yves Saint Laurent và một số nhãn hiệu khác thuộc sở hữu của tập đoàn Kering (Pháp) đã nộp đơn kiện tập đoàn thương mại điện tử Alibaba (Trung Quốc) lên tòa án Manhattan (Mỹ) để đòi bồi thường việc các trang web của Alibaba tạo điều kiện cho các người sản xuất hàng giả, hàng nhái bán hàng trên mạng.

Đây không phải là lần đầu tiên Alibaba bị kiện về những vấn đề liên quan đến hàng giả hàng nhái. Taobao từng bị đưa vào danh sách những trang bán hàng giả hàng nhái khét tiếng trên thế giới và cũng mới chỉ được Đại diện thương mại Mỹ rút khỏi danh sách này cách đây không lâu. Lần này, đại diện phía Alibaba cho biết đây là vụ kiện không có cơ sở và họ sẽ “chiến đấu đến cùng”.


Lê Nga
Nguồn: trithuctre.info; bizlive.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.