Chuyên mục
Xuất khẩu sang thị trường Nga - nhập gia tùy tục
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Xuất khẩu sang thị trường Nga - nhập gia tùy tục

Thứ tư 20/06/2012 13:44 GMT + 7
Nga là thị trường truyền thống của Việt Nam, thích hợp với các mặt hàng dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản của Việt Nam, lại không đòi hỏi khắt khe về mẫu mã, chất lượng. Đây thực sự là thị trường giàu tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường Nga còn rất khiêm tốn.


Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga còn khiêm tốn.

Năm 2011, kim ngạch thương mại Việt - Nga đạt 2,12 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 1,38 tỷ USD, tăng 66% so với năm 2010 và trở thành năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu sang thị trường Nga. Theo kế hoạch hành động trung hạn Nga - Việt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư cho đến năm 2013, sẽ đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên mức 5 tỷ USD. Tuy nhiên, ước tính, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Nga hiện chỉ chiếm tỷ lệ chưa đến 0,5% hàng nhập khẩu của Nga. Con số này cho thấy  trao đổi thương mại giữa 2 nước còn rất nhỏ bé so với tiềm năng hợp tác và thế mạnh mỗi nước, chưa thực sự tạo ra bước đột phá. Vậy nguyên nhân nào khiến cho thị trường Nga, vốn được coi là thị trường truyền thống của Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa còn quá ít ỏi?

Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro Nguyễn Hữu Thắng cho rằng, kim ngạch xuất khẩu chưa đẩy lên được, có khó khăn là do các khách hàng Nga kinh doanh với thị trường bên ngoài chưa được bài bản lắm. Thứ hai, có nhiều người Việt sinh sống ở Nga và về Việt Nam hoặc một số nước mua hàng đưa sang Nga theo những cách riêng. Nên việc xuất hàng bằng con đường mở LC, qua những lô hàng, theo những chuyến tàu… chưa nhiều. Đồng thời, các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nga như nông sản, thực phẩm chế biến, may mặc, giày dép, đồ chơi vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với hàng hóa của các nước khác.

Chia sẻ quan điểm này, Phó TGĐ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cũng cho rằng, thị trường Nga tuy lớn nhưng khoảng cách địa lý xa. Chính sách thương mại hỗ trợ của hai nước còn ít. Từ cuối năm 2011 Nga mới là thành viên WTO và đang thực hiện lộ trình cắt giảm thuế, vì vậy xét riêng ngành dệt may nước này vẫn còn được bảo hộ lớn. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã quan tâm đến thị trường này từ lâu nhưng kết quả chưa được như mong muốn.

Ngoài những nguyên nhân khách quan về khoảng cách địa lý và chủ quan do năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, thì từ trước đến nay, không ít doanh nghiệp Việt Nam than phiền gặp khó khăn trong khâu thanh toán khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nga. Theo ông Lê Trường Sơn - Tổng giám đốc Trung tâm Văn hóa, thương mại và khách sạn Hà Nội - Matxcova,  nguyên nhân sâu xa là chưa khớp nhau về mô hình kinh doanh, về phong cách mua bán hàng. Mở LC người Nga không chuộng, thuận mua vừa bán, tiền trao - cháo múc là cách cho đến giờ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn quen như thế. Mở LC là cách được doanh nghiệp lớn ưa chuộng. Vậy làm thế nào để tiếp cận thị trường? Đây là nhiệm vụ của công ty con, hoặc văn phòng đại diện hoặc liên doanh, nhưng phải có cơ sở tại vùng địa lý mà họ có quan tâm như vùng mạnh của thị trường.

Bài học thành công của các doanh nghiệp Trung Quốc tại thị trường Nga cho thấy, họ luôn có văn phòng đại diện của các chủ hàng, chủ sản xuất ngay tại Nga để phân phối hàng hóa, giao hàng tận nơi theo yêu cầu của người đặt hàng hoặc giới thiệu các đối tác với công ty mẹ…

Trong khi đó, theo nhận định của đại diện cơ quan thương mại Nga tại Việt Nam, chủng loại hàng hóa xuất khẩu sang Nga còn nghèo nàn và các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đến việc mở văn phòng đại diện, phòng trưng bày, giới thiệu hàng hóa tại thị trường này. Không trực tiếp tiếp xúc với thị trường, doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ cơ hội thường xuyên theo dõi, nắm vững những biến đổi và nhu cầu người tiêu dùng để kịp thời có những điều chỉnh và chiến lược phù hợp.

Theo cam kết về thuế quan và hạn ngạch của Nga khi gia nhập WTO, mức thuế nhập khẩu trung bình của tất cả hàng hóa của Nga sẽ ở mức 7,8% so với 9,5% trong năm 2011; mức thuế trung bình của nhóm hàng nông sản sẽ là 10,8% so với 13,2% hiện hành; mức thuế trung bình của nhóm hàng công nghiệp sẽ là 7,3% so với 9,5% hiện hành. Những cam kết như vậy có lợi cho các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nga, bao gồm thủy sản, máy tính, sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giày dép, nông lâm sản...
Nguồn: daibieunhandan.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.