Chuyên mục
Xì-căng-đan khủng: Tiếp tục tăng mạnh sự ngờ vực về hiệu quả của vaccine AstraZeneca ngừa COVID

Xì-căng-đan khủng: Tiếp tục tăng mạnh sự ngờ vực về hiệu quả của vaccine AstraZeneca ngừa COVID

Thứ năm 26/11/2020 17:11 GMT + 7

Sự không chắc chắn về số phận của vaccine AstraZeneca đã tăng lên rõ rệt sau những thông báo về hiệu quả không ổn định của chế phẩm này. Vaccine dựa trên một vector adenovirus của khỉ được điều chế với sự hợp tác của ĐHTH Oxford, nhưng đến nay các chuyên gia vẫn cho rằng nó chưa chứng tỏ hiệu năng.

 

 
Chỉ hiệu quả với nhóm dân cư trẻ?


Thêm một cú đòn khác giáng vào AstraZeneca là tuyên bố của người đứng đầu chương trình Operation Warp Speed của Mỹ, thông báo rằng loại chế phẩm này cho thấy mức hiệu quả cao nhất ở nhóm dân cư trẻ tuổi. Hiệu quả ấn tượng 90% của vaccine đạt được ở nhóm những người không quá 55 tuổi, trong chừng mực họ được tiêm nửa liều vaccine và chỉ sau đó là đủ liều. Trong khi đó, khi thử nghiệm với nhóm người tham gia trên 55 tuổi, hiệu quả giảm xuống gần 1/3, còn 62%.  

 

"Có hàng loạt biến số mà chúng tôi cần hiểu cũng như vai trò ra sao của mỗi biến số trong việc đạt sự khác biệt về hiệu suất", - ông Moncef Slaoui nói với Bloomberg khi bình luận về kết quả thử nghiệm.


Các nhà nghiên cứu từ ĐHTH Oxford nói rằng họ không biết đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không đồng nhất về hiệu quả, nhưng sẽ xem xét vấn đề  này trong thời gian tới.

Phù hợp với các nước kém phát triển?


Kết quả thử nghiệm khiến các nhà khoa học kinh ngạc. Ông Geoffrey Porges chuyên gia phân tích tại SVB Leerink cho biết, quyết định của AstraZeneca nhằm phô trương mức độ hiệu quả cao nhất của vaccine trong các nhóm nhỏ là dấu hiệu cho thấy rằng công ty này muốn thúc đẩy quảng bá cung cấp vaccine của mình ở những nước kém phát triển. 

 

"Rõ ràng họ đang định vị sản phẩm như là thứ phù hợp để sử dụng ở các nước kém phát triển, nơi điều kiện bảo quản là tương đối thuận lợi ... có thể mang lại lãi suất", - ông Porges nói với MarketWatch.


Trước đó, chuyên gia này cũng tuyên bố với Bloomberg rằng ông "không tin là FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) sẽ dành phúc đáp tích cực cho cuộc thử nghiệm mà trong đó liều lượng, nhóm tuổi hoặc bất kỳ biến số nào khác phải thay đổi vào giữa kỳ thử nghiệm, do ngẫu nhiên hoặc cố ý". 

AstraZeneca liệu có đủ sức bảo vệ đáng tin cậy để ngừa coronavirus?


Còn chi tiết khác đặt ra câu hỏi nghi vấn về số phận của vaccine AstraZeneca là khả năng bảo vệ phòng ngừa COVID-19. Công ty tuyên bố rằng đứa con tinh thần của họ đạt hiệu quả tới 70% khi đương đầu chống lại căn bệnh đã giết chết 1,4 triệu người và lây nhiễm cho gần 60 triệu người trên toàn thế giới. Trong khi đó, theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Gamaleya của Nga và công ty Pfizer, vaccine của các cơ sở này cho thấy hiệu quả 95%.

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của Hoa Kỳ và là Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm, thông báo với hãng STAT News rằng không thể không chú ý đến khoảng cách đáng kinh ngạc như vậy.

"Nếu quả thực là 70%, thì trước chúng ta là tình thế tiến thoái lưỡng nan. Bởi vì bạn sửa soạn làm gì với 70% trong khi sẵn có hai loại vaccine với hiệu quả đến 95%?".


Các nhà khoa học tin cậy adenovirus của người


Nguyên cớ khác để băn khoăn về vaccine do AstraZeneca và ĐHTH Oxford điều chế bao hàm ở chỗ nó dựa trên vector adenovirus của tinh tinh, một phương pháp xưa nay chưa từng được sử dụng trong việc điều chế vaccine. Câu hỏi này đã được các nhà khoa học từ Viện Gamaleya nêu lên, cảnh báo rằng trong giới khoa học vẫn chưa tiến hành được những công trình nghiên cứu dài hạn chứng tỏ tính hiệu quả và độ an toàn của phương pháp này. 

 

Để so sánh, việc sử dụng vector adenovirus của người trong vaccine do các nước khác phát triển, kể cả vaccine Sputnik V của Nga, đã được thử nghiệm ngay từ trước khi xuất hiện dịch bệnh COVID và đã cho thấy hiệu năng. Cách tiếp cận này được áp dụng thành công trong quy trình điều chế vaccine chống lại những căn bệnh khác như Ebola và MERS, một loại coronavirus khác.

Vaccine nào đáng tin?


Dữ liệu từ cuộc thăm dò gần đây nhất do YouGov tiến hành cho thấy Nga là nhà sản xuất vaccine đáng tin cậy nhất (21%), tiếp theo là Hoa Kỳ (15%) và Trung Quốc (13%).

73% số người được hỏi cho biết sẵn sàng tiêm vaccine ngừa coronavirus, trong đó cứ 10 người thì 9 người lựa chọn vaccine dựa trên vector adenovirus của người. Cuộc khảo sát thu hút sự tham gia của mọi người từ 11 nước, bao gồm Indonesia, Malaysia, Mexico, Nigeria, Saudi Arabia, Philippines, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Việt Nam.

Nguồn: vn.sputniknews.com
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.