Chuyên mục
Quân sự Trung Quốc lộ “yếu điểm” trong cuộc tìm kiếm MH370
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Quân sự Trung Quốc lộ “yếu điểm” trong cuộc tìm kiếm MH370

Thứ tư 23/04/2014 12:45 GMT + 7
Hải quân Mỹ đã hiện diện trên các vùng biển chiến lược 100 năm qua và liên tục duy trì, nuôi dưỡng mạng lưới cảng chiến lược. Trong khi đó, Trung Quốc mới đang làm việc này trong khoảng 15 năm và Bắc Kinh không thể đuổi kịp người Mỹ chỉ trong 1 đêm.

 
Tàu Haixun 01 của Trung Quốc tham gia tìm kiếm máy bay mất tích MH370 trên biển Ấn Độ Dương ngày 5/4/2014. Ảnh: Reuters

Khi Trung Quốc đề nghị gửi tàu Hải quân Qiandaohu sang cảng Albany của Australia để tham gia vào cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích MH370, các nhà hoạch định chiến lược ở Bắc Kinh mới thấy mối lo ngại “nhức đầu” khi thiếu các căn cứ ở nước ngoài và các cảng thân thiện sẵn sàng tiếp đón tàu của nước này.

Theo ý kiến của giới phân tích và các quan chức quân sự Bắc Kinh, trong cuộc tìm kiếm MH370, Trung Quốc huy động 18 tàu chiến, tàu thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển, một tàu chở hàng dân sự và một tàu phá băng Nam Cực, điều này làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến cung đường cung cấp và hậu cần cho lực lượng Hải quân đang trong quá trình phát triển nhanh chóng.

Các nhà hoạch định chiến lược thuộc Hải quân Trung Quốc biết rằng họ sẽ phải khắc phục yếu điểm này để đáp ứng tham vọng có một lực lượng hải quân tinh nhuệ từ nay đến năm 2050.

Trung Quốc thách thức sự thống trị của hải quân Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương và nỗ lực nhằm bảo vệ lợi ích chiến lược riêng của mình ở Ấn Độ Dương và Trung Đông.

"Cũng như Mỹ, khi Trung Quốc ngày càng muốn tăng cường hiện diện quân sự, nó sẽ cần các căn cứ Hải quân ở nước ngoài", Ian Storey, một chuyên gia về an ninh khu vực tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore cho biết.

"Tôi có chút ngạc nhiên khi Bắc Kinh chưa thể hiện dấu hiệu nào cho thấy đã bắt đầu các cuộc đàm phàn về việc tiếp cận dài hạn (các khu căn cứ ở nước ngoài). Đó là một lỗ hổng rõ ràng", ông Storey bổ sung.

Ngược lại, Mỹ đã xây dựng một mạng lưới các căn cứ ở Nhật Bản, Guam và Diego Garcia dựa trên những mối quan hệ đồng minh, thảo luận và sửa đổi các thỏa thuận với các nước nhằm có được các cảng chiến lược ở Singapore và Malaysia.

Trong khi đó, Trung Quốc tiến hành củng cố lực lượng nắm giữ trên một vài hòn đảo và rạn san hô thuộc khu vực tranh chấp ở  Biển Đông. Tuy nhiên căn cứ Hải quân quan trọng nhất của nó vẫn đóng trên đảo Hải Nam, cách xa nơi tàu Trung Quốc được phái đi tìm kiếm máy bay MH370 ở Ấn Độ Dương gần 3.000 hải lý.

Một nhà phân tích quân sự cho biết: việc tiếp cận các cảng nước ngoài là tương đối dễ dàng trong những vấn đề nhân đạo, ví dụ hiện thời là cuộc tìm kiếm MH370 hay tuần tra chống hải tặc ở Mũi Nhọn Phi Châu (Horn of Africa) nhưng một khi xảy ra tranh chấp hoặc xung đột thì lại là vấn đề khác.

"Nếu xảy ra căng thẳng thực sự và có nguy cơ xung đột giữa Trung Quốc và một đồng minh của Mỹ ở Đông Á, thật khó tưởng tượng ra cảnh tàu chiến Trung Quốc được phép nhập cảng của Australia", một nhà phân tích tại Bắc Kinh cho biết. 

 Zha Daojiong, một giáo sư về Quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh cho biết việc tìm kiếm đối tác ở Ấn Độ Dương là một chiến lược "đặc biệt" khi Trung Quốc biết rằng không dễ dàng cập cảng của đồng minh Mỹ nếu căng thẳng bất ngờ leo thang.

Trung Quốc biết rằng thiếu hệ thống hải cảng khi lực lượng hải quân phát triển sẽ phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Vì vậy, Hải quân nước này đã tăng cường các chuyến thăm đến các hải cảng từ châu Á - Thái Bình Dương tới Trung Đông và Địa Trung Hải trong những năm gần đây, nhưng các cuộc thảo luận về "tiếp cận chiến lược dài hạn" các hải cảng này vẫn chưa được tiến hành thực sự.

"Chúng tôi rất thực tế và biết đem vấn đề này ra thảo luận là hết sức nhạy cảm”, ông Zha nói. "Tôi chờ đợi những chuyến thăm hữu nghị hơn sau đó mới xem xét cơ sở vật chất có thể đáp ứng nhu cầu của chúng tôi".

Liêu Ninh  - tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, một chiếc tàu từ thời Liên Xô, được nước này mua từ Ukraine vào năm 1998 và sửa chữa lại đang được sử dụng để huấn luyện và chưa đi vào hoạt động đầy đủ. Các nhà phân tích cho biết phải mất cả thập kỷ thì Trung Quốc mới có thể cạnh tranh với các tàu sân bay của Mỹ.

Trung Quốc nổi giận khi phương Tây và Ấn Độ cho rằng Bắc Kinh đang cố gắng thiết lập "chuỗi ngọc trai" bằng cách tài trợ phát triển một số cảng thuộc khu vực Ấn Độ Dương, trong đó có cảng ở Pakistan , Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar.

Tai Ming Cheung, Giám đốc Viện U.C về Xung đột toàn cầu và Hợp tác tại Đại học California, mô tả việc tìm kiếm MH370 như một "khóa học chính" với Trung Quốc nhằm thúc đẩy khả năng tác chiến toàn cầu.

Hải quân Mỹ đã hiện diện trên các vùng biển chiến lược 100 năm qua và liên tục duy trì, nuôi dưỡng mạng lưới cảng chiến lược. Trong khi đó, Trung Quốc mới đang làm việc này trong khoảng 15 năm và Bắc Kinh không thể đuổi kịp người Mỹ chỉ trong 1 đêm, Richard Bitzinger, một nhà phân tích quân sự Singapore nhận xét.

Nguồn: seatimes.com.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.