Chuyên mục
Những lời tiên đoán đáng sợ về viễn cảnh của Trái Đất vào năm 2050
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Những lời tiên đoán đáng sợ về viễn cảnh của Trái Đất vào năm 2050

Thứ tư 14/06/2017 04:26 GMT + 7
Những dự báo về một thế giới đầy rẫy biến động và bất ổn vào giữa thế kỉ 21 của chuyên trang Business Insider sẽ khiến bạn cảm thấy sợ hãi.

Trong thời kì toàn cầu hóa hiện nay, thế giới đang phát triển cực kì nhanh chóng với hàng loạt thành tựu khoa học công nghệ liên tiếp được ra mắt, cuộc sống vật chất của con người có lẽ chưa bao giờ đầy đủ và tiện nghi đến thế. Tuy nhiên sự phát triển ấy cũng phải trả giá bằng vô số những hiểm họa cho chúng ta và cả thế hệ mai sau: chiến tranh hạt nhân, vũ khí sinh học, các bệnh dịch mới ngày càng phức tạp, khoảng cách giàu nghèo ngày càng cách biệt và hàng loạt vấn đề khác mang tầm quốc tế.

Những mối đe dọa mang tính toàn cầu đang tiến đến rất gần với chúng ta, các chuyên gia dự đoán chúng sẽ đến trong vài thập kỉ tới. Điều này bắt buộc chúng ta phải nỗ lực trong việc tìm kiếm giải pháp nhanh chóng để bảo vệ hành tinh của chúng ta.

Mới đây, chuyên trang Business Insider đã tổng hợp lại những viễn cảnh đáng sợ của hành tinh chúng ta vào năm 2050 như một lời cảnh tỉnh về những vấn nạn mà thế giới sẽ phải đối mặt trong một tương lai rất gần.

Trái Đất vào năm 2050 sẽ ra sao? 

1. Dân số đô thị sẽ tăng gấp 3 lần.

Thống kê cho thấy năm 1950, dân số trong các thành phố, khu đô thị chỉ khoảng 750 triệu người thì đến thời điểm hiện tại, con số đó đã tăng lên đến 4 tỉ người và con số này sẽ tiếp tục tăng nhanh chóng, chạm mức 6,3 tỉ người vào năm 2050.

Tình trạng bùng nổ dân số nghiêm trọng. 

Việc bùng nổ dân số ở đô thị chắc chắn sẽ kéo theo sự lây lan dễ dàng của các dịch bệnh nguy hiểm, kèm theo sự thiếu hụt các nguồn nước sạch và tình trạng quá tải thường xuyên của ngành y tế.

Một đoàn tàu quá tải ở Ấn Độ – quốc gia đông dân thứ hai thế giới. 

Tình trạng ô nhiễm không khí và nguồn nước sẽ ngày càng trầm trọng, các nguồn tài nguyên, khoáng sản dần cạn kiệt là những vấn đề đau đầu vẫn chưa có lời giải.

Một bể bơi bị quá tải. 

2. 6 triệu người sẽ chết vì ô nhiễm không khí

Báo cáo gần đây của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) dự đoán rằng đến năm 2050 sẽ có khoảng 6 triệu người chết vì các vấn đề về ô nhiễm không khí.

Một trong những độc tố đó là ozone mặt đất hay ozone “xấu” – tạo ra bởi phản ứng hóa học giữa oxit nito (NOx) và hợp chất hữu cơ (VOCs) dễ bay hơi dưới sự hiện diện của ánh sáng Mặt trời.

Khí thải từ các nhà máy đang phá hủy hành tinh chúng ta. 

Khí thải từ cơ sở công nghiệp, động cơ xe, dung môi hóa học là nguồn chính của NOx và VOCs. Chất này sẽ khiến người hít phải cảm thấy khó thở, gây ra ho, lâu sẽ gây bệnh hen suyễn.

Hiệu ứng nhà kính ngày càng trầm trọng và đây là nguyên nhân. 

3. ½ dân số trên thế giới thiếu nước trầm trọng

Tính đến thời điểm hiện tại, 1/6 dân số hành tinh (tương đương 1,1 tỉ người) không có đủ nước sạch để dùng và con số này đang tiếp tục tăng cao.

Tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt tại Châu Phi.

Với tình trạng như hiện nay: 1/3 số mạch nước ngầm đã cạn kiệt, sự bùng nổ dân số, hiện tượng ấm lên toàn cầu dẫn đến hạn hán và cháy rừng đã khiến cho tình trạng thiếu nước ngày càng nghiêm trọng.

Theo Viện Quản lí Nước Quốc tế, đến năm 2050, sẽ có đến 2 tỉ người thiếu nước sạch để dùng, tập trung chủ yếu ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Nạn thiếu nước không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật và còn tác động tiêu cực đến nền nông nghiệp và chăn nuôi.

Các con sông trơ cạn đáy tại Trung Đông. 

4. Số lượng lớn các loài cá biến mất


Theo báo cáo của Ủy ban Môi trường Liên Hợp Quốc, mức độ khai thác và đánh bắt cá toàn cầu hiện nay đang ở mức 87%. Nếu tỉ lệ trên tiếp tục được duy trì, đến giữa thế kỉ 21, vô số các loài cá sẽ bị tuyệt chủng.

Những đàn cá đông đúc này sẽ biến mất vào năm 2050? 

Cuộc sống của những người sống dựa vào nghề khai thác đánh bắt cá chắc chắn sẽ bị đảo lộn, ngành xuất khẩu thủy hải sản bị thiệt hại rất lớn với tổng thiệt hại lên tới 129 tỉ USD 1 năm.

5. Nạn đói hoành hành

Nhiệt độ trái đất ấm dần lên làm hệ sinh thái bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng thiếu lương thực diễn biến ngày càng phức tạp. Điều này khiến cho nạn đói ngày càng hoành hành ở những nước nghèo ở Châu Á và Châu Phi.

Bức ảnh đoạt giải Putlizer: “Kền kền chờ đợi” miêu tả về nạn đói ở Châu Phi. 

Tổng số lương thực trên toàn cầu đã vơi đi 2%, nếu tiếp tục tiêu thụ với tốc độ trên, tính đến năm 2050, loài người sẽ mất đi 4.400.000 tấn lương thực

Các em bé Châu Phi bị suy dinh dưỡng trầm trọng.

Để ứng phó với tình trạng thiếu ăn trầm trọng trong tương lai, các chuyên gia dự đoán ngành sản xuất lương thực phải tăng 60% để bắt kịp được với tốc độ tăng trưởng dân số cũng như sự biến đổi khí hậu.

6. Các rừng mưa bị xóa sổ hoàn toàn

Cùng với sự khai thác bừa bãi và chặt phá không thương tiếc của con người, mỗi năm chúng ta mất đi một diện tích rừng mưa rất lớn (khoảng 32.300 ha mỗi năm)

Các rừng mưa nhiệt đới đầy sức sống…. 

Cùng với sự biến mất các rừng mưa nhiệt đới, hàng trăm loài đã và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Không những thế, khi các khu rừng bị tàn phá, một lượng lớn carbon thải ra bầu khí quyển sẽ càng khiến khí hậu tiếp tục thay đổi.

.... trở nên tiêu điều xác xơ. (Ảnh: Internet).

7. 10 triệu người tử vong vì "siêu vi khuẩn"

Với tình trạng sử dụng kháng sinh và các loại thuốc vô tội vạ như hiện nay, các loại virus cũng theo đó mà ngày càng trở nên nguy hiểm hơn, chúng trở nên lờn thuốc và ngày càng khó bị tiêu diệt hơn. Các nhà khoa học đã dự báo về một loại "siêu vi khuẩn chết người" hay "cơn ác mộng vi khuẩn"

Virus ngày càng tiến hóa, khó bị tiêu diệt. (Ảnh: Internet).

"Siêu vi khuẩn" đã bắt đầu sinh sôi và giết chết 700.000 người mỗi năm, đến giữa thế kỉ 21, con số này sẽ là 10 triệu - nhiều hơn hẳn số người chết vì các loại ung thư kết hợp lại.

8. Bệnh tật lây lan dễ dàng

Nhiệt độ toàn cầu tăng cao, kết hợp với các thiên tai như hạn hán, lũ lụt, động đất là điều kiện lí tưởng để các dịch bệnh hoành hành bởi vì đây là môi trường ưa thích để các loài kí sinh, chuột và các sinh vật mang bệnh sinh sôi nảy nở và lây truyền mầm bệnh.

Em bé này mắc một loại vi khuẩn hiếm gặp. (Ảnh: Internet)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo: đến năm 2050 sẽ có thêm 60.000 người chết vì bệnh sốt rét, 4.6 tỉ người có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết và bệnh tả sẽ giết chết 130,000 người mỗi năm. Đồng thời hệ miễn dịch của con người sẽ ngày càng trở nên yếu ớt do hậu quả của môi trường biến đổi.

9. Các cơn bão ngày càng lớn hơn và sức tàn phá mạnh hơn

Ban Đánh giá Khí hậu Quốc gia Hoa Kì đã đưa ra thống kê số lượng các cơn bão cấp 4 và cấp 5 (các cơn bão mức độ mạnh nhất) đang có xu hướng ngày càng gia tăng từ những năm 1980 đến nay và sẽ tiếp tục gia tăng theo chiều hướng ngày càng khó kiểm soát.

Siêu bão Haiyan đổ bộ vào miền Trung Philippines năm 2014. (Ảnh: Internet).

Nguyên nhân hàng đầu đến từ biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ nóng lên và nền nhiệt tăng cao, hơi nước bốc lên nhiều khiến số lượng các cơn bão tăng 300% vào năm 2050.

Siêu bão Katrina đổ bộ vào New Orleans năm 2005. (Ảnh: Internet).

10. Nhiều Thành phố lớn bị nhấn chìm, mất điện trở nên thường xuyên

Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng do lượng khí thải carbon thải ra môi trường ngày càng không kiểm soát. Hệ quả là mực nước biển sẽ dâng lên 35 cm khiến nhiều Thành phố lớn ven biển sẽ bị nhấn chìm.

Một thành phố ở Haiti chìm xuống đáy biển. (Ảnh: Internet).

Một báo cáo đã chỉ ra, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1 độ C, hơn 40 trong số 700 di sản thế giới, thành phố lớn sẽ chìm trong biển nước trong vòng 2.000 năm tới. Nếu nhiệt độ tăng 3 độ C, con số đó sẽ tăng lên là 136 di sản.

Venice đang chìm dần và sẽ biến mất trong tương lai. (Ảnh: Internet)

Cùng với đó, tình trạng mất điện trên diện rộng cũng xảy ra. Đến năm 2050, hơn 50% người dân có khả năng sẽ phải sống trong bóng tối. Tác động này sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ, nhất là ở khu đông dân cư như phía Đông Bắc Mỹ như New York và Philadelphia.

Thành phố Toronto chìm vào bóng đêm. (Ảnh: Internet).

11. Dầu trở nên khan hiếm

Với mật độ dân số ngày càng gia tăng, trong tương lai vấn đề đảm bảo năng lượng cũng khiến các nhà khoa học đau đầu.

Cụ thể, với nhu cầu năng lượng như hiện tại thì đến năm 2050, nhu cầu sử dụng dầu sẽ tăng 110% tương đương 190 triệu thùng dầu, điều này khiến lượng khí thải thải ra tăng gấp 2 lần.

Các mỏ dầu sẽ sớm cạn kiệt. (Ảnh: Internet).

Các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình tìm kiếm một loại năng lượng mới trong tương lai vừa cung cấp đủ cho cuộc sống của con người, vừa có thể không gây tác động xấu đến môi trường sinh thái.

Kết luận 

Như vậy, viễn cảnh Trái Đất tương lai năm 2050 có vẻ không mấy sáng sủa khi mà con người đang phải đối mặt với những hiểm họa khôn lường từ môi trường và do chính mình gây ra. Nếu loài người không nhanh chóng cùng chung tay cứu lấy môi trường thì trong tương lai, chính chúng ta và con cháu của chúng ta sẽ phải gánh chịu hậu quả vô cùng nặng nề.

Hãy chung tay bảo vệ thế giới của chúng ta. (Ảnh: Internet).

Army
Nguồn: thegioitre.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.