Chuyên mục
Nga phóng thiết bị bí mật có thể tìm diệt vệ tinh tình báo Mỹ

Nga phóng thiết bị bí mật có thể tìm diệt vệ tinh tình báo Mỹ

Thứ sáu 05/08/2022 17:18 GMT + 7

Ngày 1/8, Nga phóng vệ tinh Kosmos-2558 từ sân bay vũ trụ Plesetsk Cosmodrome. Chưa biết mục đích của tên lửa này là gì, nhưng một bài viết gần đây trên tạp chí The Universe nói rằng vệ tinh này được thiết kế để giám sát và theo dõi các vệ tinh khác.

 

Tên lửa Soyuz 2.1v đưa vệ tinh Kosmos-2558 bí mật của Nga lên vũ trụ ngày 1/8. (Ảnh: Bộ QP Nga).


Theo bài viết, ngày 4/8, vệ tinh Kosmos-2558 chỉ còn cách vệ tinh USD-326 của Mỹ khoảng 75km. Theo NASA, vệ tinh USA-326 mang thiết bị bí mật.

Tạp chí quốc phòng The Warzone dẫn thông cáo báo chí của Văn phòng Trinh sát quốc gia Mỹ (NRO) cho biết USA-326 được phóng lên quỹ đạo để thực hiện “các nhiệm vụ trinh sát từ trên cao”, với khả năng giám sát, trinh sát và tình báo.

Bài viết cũng chỉ ra rằng USA-326 có thể trở thành vệ tinh tình báo thế hệ mới, tiếp nối các vệ tinh tình báo KH-11 IMINT được đưa vào hoạt động từ những năm 1970.

Theo The Warzone, Kosmos-2558 đóng vai trò là vệ tinh giám sát bình thường, nhưng cũng có thể là vũ khí diệt vệ tinh mới, được thiết kế để tìm kiếm và phá hủy vệ tinh của kẻ thù.

Cũng theo tạp chí này, bất kỳ vệ tinh nào có khả năng tiếp xúc trực tiếp với vệ tinh khác cũng có thể hoạt động như vũ khí.

Những vệ tinh đó có thể được trang bị cánh tay tự động để chộp hoặc đập vỡ vệ tinh kẻ thù, chĩa vũ khí năng lượng như tia laser hoặc vi sóng cường độ cao, thậm chí bắn như súng hoặc tên lửa. Chúng cũng có thể được thiết kế để đâm sầm vào vệ tinh kẻ thù.

Một bài viết gần đây trên trang Space.com tiết lộ rằng vào năm 2020, hai vệ tinh của Nga tiếp cận vệ tinh USA-245 của Mỹ, chỉ còn cách khoảng 160km. Mỹ chỉ trích hành động này là “bất thường và đáng ngại”.

Trong một bài viết năm 2018, The Warzone cho biết Nga phóng một vệ tinh tương tự vào năm 2017 và 3 vụ phóng khác vào các năm 2013 và 2015. Các vệ tinh Kosmos-2491, Kosmos-2499 và Kosmos-2504 được phóng vào các năm 2013 và 2015 đã thực hiện nhiều bài tập tiếp cận rác vũ trụ.

Bài viết cho rằng điều này cho thấy các vệ tinh của Nga có thể “trốn” trong "cánh đồng rác vũ trụ" để thu thập thông tin tình báo, gửi tín hiệu gây nhiễu hoặc tín hiệu giả mạo để gây rối loạn các hệ thống hướng dẫn tên lửa và định vị vệ tinh.

Các vệ tinh Mỹ có vẻ dễ tổn thương trước những vụ tấn công như vậy. Bài viết năm 2016 của trang tin quốc phòng SOFREP nói rằng hầu hết vệ tinh Mỹ không có khả năng trốn tránh hoặc phòng thủ để ngăn vệ tinh “sát thủ” tiếp cận hoặc tấn công.

 

Bình Giang (Theo AT)

Nguồn: tienphong.vn
46 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.