Chuyên mục
Lao động Việt không
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Lao động Việt không "nhận" việc lương cao: Sự thật phơi bày

Thứ bảy 11/04/2015 04:48 GMT + 7
"Các công ty điện tử nước ngoài họ dùng công nghệ rất cao, còn điều kiện đại học mình lại không đáp ứng được".

Chỉ dạy những nội dung cơ bản

Trước thực trạng, ngoài nhu cầu tuyển dụng lớn thì mức lương mà các doanh nghiệp nước ngoài trả cho kỹ sư điện tử VN, đặc biệt là các vị trí quản lý trong lĩnh vực sản xuất và thương mại điện tử cũng được đánh giá là đang ở mức hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, họ vẫn gặp phải khó khăn, vì phần lớn các kỹ sư được đào tạo chính quy trong nhà trường hiện nay đều yếu về chuyên môn và thiếu kỹ năng mềm, rất thụ động, thiếu sáng tạo nên không đáp ứng được yêu cầu công việc.

TS Huỳnh Việt Thắng - Trưởng Bộ môn Kỹ thuật điện tử - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng lý giải: "Thứ nhất, hiện nay, trong trường chúng tôi chỉ dạy những nội dung cơ bản về chuyên ngành điện tử viễn thông cho nên những yêu cầu cụ thể của công ty điện tử sẽ không được cập nhật.

Những công nghệ mới nhất của các công ty, nhà trường cũng không có điều kiện để cập nhật, đó là thực tế mà trường nào cũng vậy, dù ở Đà Nẵng hay Hà Nội, TPHCM đều như vậy, cho nên sinh viên không thể tiếp cận được.

Thứ hai, bên cạnh việc chuyên môn giảng viên không đáp ứng được 1 phần, thì là do sinh viên không học, không tìm tòi, bị thụ động, đặc biệt, sinh viên miền Trung thì có đặc trưng: rất cần cù, chịu khó nhưng thụ động. 

Thứ ba, kỹ năng mềm sinh viên mới ra trường hiện nay thiếu là đúng, vì những môn học rất ít thời gian. Cho nên nếu chương trình đào tạo chất lượng cao thì có thể những kỹ năng sẽ tốt hơn, còn nếu gò bó trong chương trình truyền thống sẽ bị hạn chế. Lo ngại của các công ty là đúng, có thực trạng như vậy".

Riêng với Đà Nẵng theo ông Thắng có thêm lý do, đó là do yếu tố vùng miền, kinh tế địa phương không phát triển, nên bản thân sinh viên không năng động.

Bên cạnh đó, chương trình đại học hiện nay của chúng ta chỉ đào tạo những môn học cơ bản của ngành, còn về cụ thể mình đào tạo kỹ thuật vi xử lý thì chỉ đào tạo chi tiết tiêu biểu còn cụ thể dùng công cụ khác đi, chứ không có điều kiện làm điều đó. Tình trạng chung, đó chính là chương trình trong trường ĐH không đáp ứng được yêu cầu của DN.

Chính vì thế, về phía giảng viên, người dạy phải thay đổi theo hướng tích cực, để mà truyền thụ hết chương trình cho người học, bản thân người học cũng phải tích cực, như vậy mới có hiệu quả.

Giảng viên không tiếp cận kiến thức mới

Trong khi đó, cũng chia sẻ với Đất Việt, ông Võ Tuấn Minh - Giảng viên khoa Kỹ thuật điện tử - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, người đã từng làm kỹ sư ở Nhật Bản, cũng bày tỏ: "Theo tôi chắc có nhiều yếu tố, thứ nhất, tại vì có thời kỳ điện tử là ngành HOT, xin việc dễ, nhưng dần dần thị trường đã bão hòa, nên nó không còn HOT. Cũng vì vậy, mà so với 5-6 năm trước, điểm đầu vào của sinh viên rất thấp nên trình độ mặt bằng chung không bằng mấy năm trước.

Thứ hai, các công ty điện tử nước ngoài họ dùng công nghệ rất cao, còn điều kiện đại học mình lại không đáp ứng được, trình độ chưa phát triển, cơ sở vật chất bị hạn chế, nên điều kiện thực hành không có, hầu hết sử dụng thiết bị cũ, đồ án mấy chục năm cho nên không tiếp cận công nghệ mới.

Thứ ba, mặt bằng chung sinh viên hiện nay cùng một lớp nhưng phân biệt rõ hơn, hầu như phân cách rõ ràng, đã giỏi thì rất giỏi, nhưng đã yếu thì yếu hẳn, không sàn sàn như nhau.

Nội dung giảng dạy không cập nhật tình hình mới

Thứ tư, chương trình học một số môn hơi cũ, số lượng giảng viên được đào tạo chuyên ngành lớn chưa nhiều. Các thầy giáo không làm thực tế nhiều, khi cung cấp kiến thức không sát thực tế, như bản thân tôi về đây giảng dạy dần dần kiến thức cũng cũ đi, không còn mới, nên vì như vậy sinh viên không tiếp cận với công nghệ nên tay nghề kém".

Cần có sự phối hợp giữa nhà trường - sinh viên - nhà tuyển dụng

Để giải quyết được thực trạng này, ông Thắng cho rằng, hiện nay, do DN chưa quan tâm nhiều đến trường chương trình giảng dạy của các trường ĐH nhiều, khi đến chỉ muốn tuyển dụng, để thấy tất cả đều chưa có chiến lược.

Tương lai sắp tới các trường đại học sẽ thực hiện quy trình phát triển chất lượng, sự tham gia của các DN vào quá trình đào tạo cần nhiều hơn. Nếu làm được như vậy thì đầu ra đào tạo của sinh viên sẽ tốt hơn nhưng tất cả vẫn là hy vọng, còn đạt được hay không thì còn phải mong chờ.

Ông Thắng khẳng định: "Tất cả còn chờ vào chính sách, định hướng chiến lược: nâng cao chất lượng, đầu tư kinh tế, phân luồng giáo dục ai làm thầy, ai làm thợ, việc này, vẫn chưa phân luồng tốt".

Đưa ra ý kiến, ông Minh lại cho rằng: "Tôi cũng đã từng đi học và làm kỹ sư bên Nhật Bản, một khoảng thời gian, nói về kỹ năng mềm của sinh viên Nhật, Hàn Quốc đều hơn VN, đặc biệt kỹ năng làm việc nhóm, ở công ty bên Nhật thì họ sẽ bỏ ra 1-2 năm đào tạo làm việc nhóm.

Về cơ bản lý thuyết, một là, giữa hai nước không khác nhau nhiều, khác nhau cơ bản nhất là sinh viên Nhật có cơ hội tiếp xúc công nghệ mới, cơ sở vật chất rất nhanh. Hai là, sinh viên Nhật được tạo điều kiện đi đây đi đó, trong quá trình nghiên cứu có nguồn vốn công ty tài trợ, hay nhà trường để đi. Còn VN thì chuyện này là vô cùng khó khăn".

Để xử lý, theo ông Minh, phải đồng đều sinh viên, nhà trường, sinh viên nói chung về phía khoa cũng quảng cáo, tìm cách truyền bá thu hút các em vào lại. Vì hiện nay cơ sở vật chất hơi khó giải quyết nếu kết hợp làm dự án với nước ngoài, đợi ngân sách thì khó.

Trước đó, trang web của Công ty Canon Việt Nam liên tục cập nhập nhu cầu tuyển dụng kỹ sư, nhân viên kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực lắp ráp điện tử. Nhu cầu này đã cập nhật đến hết tháng 4/2015.

Dữ liệu về nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cấp cao tại thị trường Việt Nam trong quý 1/2015 của Navigos Search - công ty chuyên về tuyển dụng nhân sự, cũng cho thấy điểm nhấn nổi bật nhất là nhu cầu tuyển dụng kỹ sư trong lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh (smartphone), chiếm 14% tổng nhu cầu tuyển dụng trên thị trường.

Và, ngay tuần đầu tiên của tháng 4/2015, nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh và điện tử vẫn tiếp tục dẫn đầu, chiếm 21% tổng số yêu cầu tuyển dụng.

Lý do theo giải thích của đại diện Navigos Search là, một số hãng sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất toàn cầu đã đặt nhà máy tại Việt Nam. Những hãng này đang không chỉ quyết tâm nội địa hóa nguyên vật liệu sản xuất mà còn nội địa hóa cả nguồn nhân lực tại Việt Nam nhằm dần thay thế các chuyên gia nước ngoài.


Thái Linh
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.