Chuyên mục
Kinh tế Nga đang có nền tảng vững nhất thế giới
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Kinh tế Nga đang có nền tảng vững nhất thế giới

Thứ hai 07/10/2019 10:47 GMT + 7
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Nga giảm chỉ là do Tổng thống Putin không chọn tăng trưởng bằng mọi giá để rồi người dân Nga phải trả giá trong tương lai...

Bloomberg ngày 3/10 có phân tích về kinh tế Nga, trong đó nhận định việc siết chặt chi tiêu của chính phủ Nga từ đầu năm đến nay đã kéo nhịp độ tăng trưởng của nền kinn tế Nga xuống mức thấp hơn dự báo.

Theo số liệu của Bộ Tài chính Nga, cho tới cuối tháng 8, các bộ ngành chỉ giải ngân chưa tới hơn 60% ngân sách được phân bổ cho các dự án và chương trình quốc gia. Đây là tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 2012.

Còn theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Nga, cho tới cuối tháng 8, còn tới 700 tỷ ruble, khoảng 10,8 tỷ USD, nguồn vốn phân bổ cho các dự án, chương trình quốc gia chưa được giải ngân, bị cho là kéo giảm 1% tăng trưởng trong nửa đầu năm.

Ngân hàng Trung ương Nga dự báo tăng trưởng của kinh tế Nga trong năm 2019 sẽ chỉ đạt khoảng 1%, dưới mức mục tiêu 1,3% của chính phủ và là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2016.

Nga đang là quốc gia có nền tài chính công mạnh nhất thế giới

Có đánh giá rằng kinh tế Nga đã có dấu hiệu kiệt quệ, đối mặt kịch bản tồi tệ nhất khi kinh tế thế giới giảm tốc độ tăng trưởng. Thậm chí đã có nhận định chính phủ Nga đang kiềm tiền bằng mọi giá, mà phải hy sinh nhiều nguồn lực của đất nước.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, kinh tế Nga đang có nền tảng vững nhất thế giới, và chẳng có kịch bản tồi tệ nào xảy ra với hoạt động kinh tế tại xứ sở bạch dương, cả khi kinh tế toàn cầu giảm tốc, thậm chí rơi vào suy thoái. Tại sao vậy?

Thứ nhất, việc thận trọng trong chi tiêu công của chính phủ Nga là do Tổng thống Putin không muốn lãng phí nguồn lực đất nước, và đó cũng đảm bảo chính sách của ông là không thúc đẩy tăng trưởng bằng mọi giá.

Bloomberg cho rằng, nguyên nhân chính của việc chậm giải ngân của chính phủ Nga cho các dự án và chương trình quốc gia trong năm 2019 là do có sự xem xét quá kỹ lưỡng của Điện Kremlin.

Theo ông Laura Solanko, chuyên gia tại Viện Kinh tế Chuyển đổi Ngân hàng Phần Lan, có rất nhiều tiêu chí Kremlin đặt ra cho từng dự án, khiến cho việc thực hiện trở nên khó khăn hơn. Nhưng mục đích là để đảm bảo tiền được chi tiêu tốt nhất.

Sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ 4, Tổng thống Putin đã xây dựng một chiến lược phát triển đất nước đến năm 2024, mà trọng điểm là các dự án và chương trình quốc gia, với tổng giá trị đầu tư lên tới 400 tỷ USD, theo Bloomberg.

Dự kiến các dự án và chương trình quốc gia trong chiến lược phát triển sẽ phát tác hiệu ngay từ năm 2019, nhưng với sự thận trọng trong giải ngân, thì theo giới chuyên gia, chiến lược của Putin không thể phát tác hiệu ngay cả trong năm 2020.

Rõ ràng, nhà lãnh đạo Nga đã sẵn sàng chấp nhận vỡ kế hoạch, song đảm bảo mọi nguồn lực đất nước phải được khai thác và sử dụng hiệu quả nhất. Có thể thấy, với ông Putin, sự an toàn của đất nước quan trọng hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Thứ hai, tài chính công của Nga đang có nền tảng vững vàng nhất cả về mặt chính sách lẫn nguồn lực, đảm bảo khả năng cao nhất trong hỗ trợ tài chính doanh nghiệp, từ đó cộng hưởng sức mạnh cho nền kinh tế.  

Theo IMF, vào tháng 8/2019, nợ công của Nga đã giảm xuống bằng 0, lần đầu tiên kể từ khi Mỹ-phương Tây áp lệnh trừng phạt Nga và nguồn thu ngân sách của Nga bị sụt giảm nghiêm trọng bởi khủng hoảng giá dầu.

PPP của Nga bằng 18% của Mỹ, GDP của Nga bằng 9% của Mỹ, nhưng nợ quốc gia của Nga chỉ bằng 1,5% của Mỹ

Cụ thể, đến ngày 1/8/2019, nợ công của Nga là 16,2 nghìn tỷ ruble, khoảng 248 tỷ USD, tương đương 15% GDP, trong khi tiền mặt chính phủ Nga gửi tại Ngân hàng Trung ương là 17,6 nghìn tỷ ruble, khoảng 269 tỷ USD, tương đương 16,2% GDP.

IMF nhận định rằng, nợ công bằng 0 khiến Nga trở nên "độc nhất vô nhị" trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới, và nếu đột nhiên cần thanh toán hết các khoản nợ vay, chính phủ Nga có thể giải quyết ngay lập tức.

Trong khi đó, hầu hết các quốc gia, nhất là các nước phát triển, đi đầu là Mỹ, đã áp dụng chính sách kích thích tăng trưởng dựa trên nợ vay, khiến cả nợ công và nợ quốc gia tăng nhanh chóng, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Điều đó dẫn đến hệ quả là đến năm 2019, mỗi người dân Mỹ phải gánh ít nhất khoản nợ quốc gia tương đương 59.000 USD, trong khi ở Nga, mỗi người dân chỉ gánh 900 USD nợ quốc gia - bằng 1,5% của người Mỹ.

Ngoài nợ công bằng 0, thì dự trữ quốc gia của Nga tính đến tháng 8/2019 đã vượt trên 500 tỷ USD, đủ để trả cho 13,5 tháng nhập khẩu - vượt quá mức mà các nhà kinh tế phương Tây cho là cần thiết để đảm bảo sự ổn định của đồng tiền quốc gia.

Không những vậy, năm 2018, thặng dư ngân sách của Nga đã đạt mức kỷ lục là trên 59 tỷ USD. Cùng với đó là bước đệm tài chính xây dựng từ khoản thu xuất khẩu dầu giá > 40 USD/thùng đang dần đạt tới mốc 200 tỷ USD.

Đây chính là những con số đập lại lập luận Nga đang thiếu vốn cho đầu tư phát triển và chính phủ Nga đang dùng mọi cách để kiếm tiền. Và với nền tảng tài chính vững vàng như vậy, sao lại có thể nhận định Nga có thể đối mặt với kịch bản tệ nhất?

Thứ ba, Tổng thống Putin đã bắt đầu hiện thực hoá việc xây dựng và phát triền nền kinh tế 6 trong 1, trọng tâm là phục vụ lợi ích của người dân, trong đó có việc tạo điều kiện để giúp người dân biến vận hội đất nước thành lợi ích cá nhân.

Bộ trưởng Bộ phát triển Kinh tế Nga Maxim Oreshkin cho biết chính phủ Nga đang xúc tiến một số thỏa thuận tư nhân hóa, bước thực nghiệm cho Kế hoạch tư nhân hoá đang được hoàn tất.

Theo ông Oreshkin, việc tư nhân hoá sẽ biến một loạt tài sản "trở thành yếu tố tích cực cho nền kinh tế Nga". Vậy nhưng lại có nhận định rằng việc tư nhân hoá là thể hiện chính phủ Nga đang làm suy giảm nguồn lực đất nước chỉ để kiếm tiền chi tiêu.

Tổng thống Putin đã bắt đầu hiện thực hoá việc phát triển nền kinh tế phục vụ 6 trong 1

Phải khẳng định rằng, khi chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường thì tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước là một chính sách lớn của bất cứ chính phủ nào và nó mang tính tất yếu.

Tư nhân hoá không chỉ giúp tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, giúp cho nhà nước có thêm nguồn lực thực hiện những chương trình quốc gia, mà còn là cách giúp cho người dân biến vận hội đất nước thành lợi ích cá nhân.

Ở nước Nga thời hậu Xô Viết, chương trình tư nhân hoá đã được thực hiện dưới thời chính quyền Yeltsin. Tuy nhiên, do nôn nóng, mà lại thiếu khung pháp lý cần thiết khi văn bản hành chính còn đẻ văn bản luật, nên tư nhân hoá đã trở thành thảm hoạ.

Tư nhân hoá dưới thời Yeltin đã biếu không nhiều tài sản cho những kẻ phá hoại ở cả trong nước và ngoài nước. Khi lên nắm quyền, Tổng thống Putin phải rất cố gắng trong việc lấy lại những tài sản của nước Nga đã bị thất thoát. Tư nhân hoá gần như tạm dừng.

Nay, khi nhà nước và pháp luật Nga đã dần hoàn thiện, nền tảng kinh tế Nga đã vững vàng, chương trình tư nhân hoá đã trở thành ưu tiên của chính phủ Nga. Song không phải chỉ để kiếm tiền, mà còn là hiện thực hoá nền kinh tế phục vụ, 6 trong 1.

Rõ ràng, kinh tế Nga không hề có dấu hiệu kiệt quệ hay đối mặt kích bản tồi tệ nhất. Ngược lại, kinh tế Nga đang có nền tảng vững nhất thế giới, còn tốc độ tăng trưởng giảm chỉ đơn giản là do Tổng thống Putin không chọn tăng trưởng bằng mọi giá để rồi người dân Nga phải trả giá trong tương lai.

Ngọc Việt
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.