Chuyên mục
Chuyện ít biết về cuộc sống 10 năm sau song sắt của Nguyễn Thanh Chấn
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Chuyện ít biết về cuộc sống 10 năm sau song sắt của Nguyễn Thanh Chấn

Thứ hai 18/11/2013 12:26 GMT + 7

Người bạn tù cùng phòng của ông là Đỗ Văn Toản (SN 1961) đều không hẹn mà cùng lăn dài đôi hàng nước mắt khi biết được tin ông Chấn được cho về nhà chờ ngày tái thẩm.

Phút sẻ chia thầm lặng

Người ta thường nói: Có hai nơi không nên gặp nhau là nhà tù và bệnh viện, thế nhưng ông Nguyễn Thanh Chấn và ông Đỗ Văn Toản đã gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu ấy. Tại đây, ông Chấn từng có một thời gian dài ở cùng buồng giam với ông Đỗ Thanh Toản. Và rất nhiều lần cả hai người chuyển trại, chuyển đội cuối cùng lại gặp nhau ở chung một phòng.



Ông Chấn xúc động đọc lá thư cho PV báo Đời sống và Pháp luật nghe.


Xin kể thêm về những ngày đầu tại trại giam Vĩnh Quang (xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), ông Nguyễn Thanh Chấn (SN 1961, trú tại làng Me, Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang) được giao về đội phạm nhân số 22, phân trại số 1. Đội 22 vốn được coi là mảnh đất của những phạm nhân thuộc diện “tù lâu, án dài”. Các tội danh từ cướp của, giết người, buôn bán ma túy... đủ cả. Trong thời gian này, ông Chấn vẫn thường được gọi là phạm nhân chưa “an tâm cải tạo” bởi suốt ngày nhờ giám thị trại giam gửi đơn kêu oan. Đã thế, bởi trong bản án đóng đinh dòng chữ ông Chấn hiếp dâm không được nên xuống tay giết người diệt khẩu lại càng khiến ông Chấn khó khăn hơn trong môi trường mới.

“Tôi luôn kêu oan, nhưng không phải anh em nào trong trại cũng tin vào điều đó, tôi không trách họ được. Nhưng dần dần mọi việc cũng qua đi. Rất may những tháng ngày trong trại, tôi nhận được sự tin tưởng và chia sẻ từ người bạn tù cùng phòng, ông Đỗ Thanh Toản”, ông Chấn xúc động tâm sự với PV báo 
Đời sống và pháp luật.

Ăn cùng nhau, ngủ cùng phòng nên giữa những người tù luôn có sự sẻ chia, cảm thông với nhau. Theo lời kể của ông Chấn, ông Toản là một trong số những người bạn đặc biệt nhất ông có. Theo đó, sau nhiều đêm trằn trọc tâm sự với nhau về cuộc đời, về gia đình và về cả những tội lỗi gây ra, ông Toản dần dần tin rằng ông Chấn thực sự là một trường hợp oan sai, và tin tưởng rằng công lý rồi cũng sẽ đến, sẽ có ngày ông Chấn được minh oan, được đoàn viên cùng gia đình.

Vào những đêm khuya, ông Toản vẫn to nhỏ động viên người bạn tù của mình hãy vững tâm. Cũng có những thời gian ông Toản còn khuyên ông Chấn nên viết đơn theo hướng này, hướng kia, trình bày vấn đề một cách cụ thể, rõ ràng, xúc tích để cơ quan có thẩm quyền hiểu và xem xét. Những lúc vợ con lên thăm, báo tin đơn kêu oan gửi đi nhưng chưa có kết quả gì, ông Chấn buồn ra mặt. Rồi cả lúc ông Chấn chán nản bởi những tiếng kêu oan trong vô vọng nên đã định nghĩ đến cái chết. Những ngày ấy, ông Toản luôn phải “để ý” đến ông Chấn sợ bạn làm liều. Rồi những sự sẻ chia, động viên của những người bạn tù với nhau khiến ông Chấn vững tâm hơn và có niềm tin vào công lý.

Theo lời kể của ông Chấn, ông Toản cũng sinh năm 1961, cầm tinh con trâu giống như ông. Ông Toản quê ở huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc và vào tù vì rất nhiều tội, với tổng hình phạt lên tới 21,5 năm tù. Thế nhưng, giữa con người đầy tì vết ấy với người nông dân Nguyễn Thanh Chấn dường như không hề có khoảng cách. Cả hai cảm thấy rất tâm đầu ý hợp và có thể chia sẻ với nhau mọi điều.

Năm 2006, khi ông Chấn và ông Toản đang ở cùng phòng giam thì ông Chấn biết tin vợ ông Toản ốm nặng. “Thế rồi chẳng hiểu sao hôm sau đó, vợ ông ấy trốn nhà, trốn con cái bắt xe vào trại giam thăm ông Toản. Hôm sau nhận được tin bà ấy qua đời bị bệnh nặng khiến ông Toản như chết lặng. Ôm những món quà mà vợ mới gửi vào trong tay mà nước mắt tuôn rơi trên khuôn mặt người đàn ông khắc khổ ấy”, ông Chấn thương cảm nhớ lại.

Sau mất mát lớn lao đó, ông Toản suy sụp rất nhiều nhưng cũng giống như những gì ông Toản làm với mình khi trong cơn bĩ cực, ông Chấn cũng tìm mọi cách để an ủi người bạn tù, phân tích những điều hay lẽ phải để ông Toản thêm động lực cải tạo tốt, sớm trở về với cộng đồng. Ông Chấn không bao giờ quên khoảng khắc mắt ông Toản nhòe lệ, cám ơn những lời từ sâu thẳm ruột gan của ông rôi chia sẻ: “Tôi tù có thời hạn, rồi sẽ lại ra. Còn ông là tù chung thân, chẳng biết lúc nào sẽ ra. Nhưng tôi tin rằng nhất định sẽ có một ngày cả hai được gặp nhau ở ngoài kia, khề khà chén rượu mà hưởng cái thú tự do”.

Khoảng khắc không tưởng

Thế rồi do đặc thù của các biện pháp cải tạo, giữa ông Toản và ông Chấn cứ hợp rồi lại tan, tan rồi lại hợp, chuyển qua nhiều phòng để rồi đến những ngày cuối cùng sống trong thân phận phạm nhân của 
Nguyễn Thanh Chấn, 2 người đàn ông cùng sinh năm 1961 lại được ở cùng phòng với nhau.

Ngày VKSND Tối cao đến trại giam Vĩnh Quang thông báo ông Chấn sẽ được thả, cả trại giam ai cũng vui mừng. Không chỉ có phạm nhân mà ngay cả những cán bộ quản giáo cũng vui mừng cho số phận của “người tù chung thân” Nguyễn Thanh Chấn. Trước lúc ông Chấn được thả tự do, lãnh đạo trại giam Vĩnh Quang cũng đã trích quỹ Tấm lòng vàng của trại hỗ trợ 2 triệu đồng và điều xe đưa ông Chấn về nhà, đồng thời cấp tiền ăn dọc đường. Theo lời Đại tá Trần Mạnh Hùng - Giám thị Trại giam Vĩnh Quang, ngoài việc động viên, chuyển đơn thư kêu oan giúp cho ông Nguyễn Thanh Chấn thì đó là tất cả những gì họ có thể làm để giúp đỡ một người vô tội. Bởi mọi người đều tin dù muộn, nhưng cuối cùng công lý sẽ được trả về đúng vị trí vốn có của nó.

Khi chào mọi người và cảm ơn để về nhà, ông Chấn nhận được cái xiết ôm thật chặt của ông Đỗ Văn Toản và một lá thư nhòe nước mắt của người bạn tù gần một thập niên gắn bó, chia sẻ với ông. Giờ đây khi đã được đoàn viên cùng gia đình, mỗi khi lấy lá thư đó ra đọc, ông Chấn vẫn không cầm được nước mắt.

Dẫu giờ đây, ông Chấn đã được trở về sum họp với gia đình nhưng trong ký ức của ông về quãng thời gian 10 năm sẽ không bao giờ hết, những trận hỏi cung hay những trận đánh không lý của trưởng buồng nhưng bên cạnh đó vẫn có những tình cảm chân thành mà người bạn tù dành cho nhau và đặc biệt là người bạn tù thân thiết Đỗ Văn Toản.

Đức Nguyễn – Cao Tuân

Nguồn: Đời sống và pháp luật
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.