Chuyên mục
Cách sử dụng trứng
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Cách sử dụng trứng

Chủ nhật 12/08/2012 17:41 GMT + 7



Luộc trứng không bị vỡ


Cho trứng vào xoong nước lạnh, đun nóng lên. Làm vậy sẽ giảm độ chênh lệch về nhiệt giữa trong và ngoài vỏ trứng. Dùng một cây kim châm một lỗ nhỏ ở đầu to hơn, sau đó mới thả nó vào nước. Nếu phát hiện thấy trứng có lỗ nứt thì bạn hãy thả vào nước một ít muối. Làm như vậy chất nhờn trong trứng không chảy ra ngoài được.

 Tách lòng đỏ, lòng trắng trứng gà


 Rất đơn giản, bạn chỉ cần đập trứng vào một cái phễu, lòng trắng của trứng sẽ theo lỗ phễu chảy xuống, còn lòng đỏ sẽ vẫn được giữ lại ở trên. Bạn có thể châm ở 2 đầu quả trứng 2 lỗ (đầu to châm lỗ to hơn), dốc đầu ấy cho lòng trắng trứng chảy ra, lòng đỏ sẽ vẫn nằm ở trong vỏ trứng.

 Chiên trứng bằng phương pháp mới

 Khi chiên trứng lúc lòng đỏ gần chín và sắp cô lại, bạn hãy rưới lên trên mặt một muỗng nước sôi để nguội, lúc chín trứng sẽ vàng, mềm và ngon. Nếu muốn cho mặt trứng không bị quăn, rách..., sau lúc đập trứng vào chảo mỡ, bạn hãy rưới lên mặt và xunh quanh miếng trứng một ít nước nóng. Nếu muốn trứng trông đẹp, ngon, chiên ít tốn mỡ, bạn có thể rắc vào mỡ nóng một ít bột mì, lúc đã chín, bắc xuống.

Những sai lầm khi sử dụng trứng

Việc lựa chọn và chế biến không đúng cách loại thực phẩm này lại có thể gây nên những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ cơ thể. Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi sử dụng trứng:

Trứng sống chứa nhiều các chất khó tiêu hoá, dễ gây ra đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy…

Vỏ trứng càng đậm màu, giá trị dinh dưỡng càng cao


Khi mua, chúng ta thường lựa chọn những quả trứng có vỏ màu hồng tươi. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Màu sắc của vỏ trứng chủ yếu do chất oopocphirin tạo thành và hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng. 

Các phân tích đã chỉ ra rằng, hàm lượng các chất bổ trong trứng nhiều hay ít đều được quyết định bởi chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc vật nuôi.

Hàm lượng dinh dưỡng như nhau trong mọi cách chế biến

Có rất nhiều phương pháp chế biến trứng như: luộc, rán, hấp, muối…Tuy nhiên, xét về khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hoá của cơ thể đối với loại thực phẩm này thì món trứng luộc “đứng đầu bảng” với khả năng hấp thụ tối đa là 100%. Trong khi đó, chế biến trứng theo phương pháp hấp chỉ đạt được 98%, xào 97%, rán 92,5% và món trứng trần là 30 - 50%. 

Thêm bột ngọt khi chế biến trứng

Trứng có chứa sẵn thành phần các chất như: natri, axit glutamic, chất clo hoá … Ở nhiệt độ cao, các chất này kết hợp và tạo thành một chất mới là muối natri của axit glutamic.Chất này cũng là một trong các thành phần chủ yếu tạo nên bột ngọt nhưng có tác dụng làm tăng mùi vị của thức ăn. Do vậy, việc cho thêm bột ngọt khi chế biến trứng sẽ làm phá vỡ kết cấu của các nguyên tử muối natri tự nhiên, từ đó làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của trứng.

Đun trứng càng lâu càng tốt

Nhiều người cho rằng, khi chế biến, cần đun trứng lâu để trứng chín kỹ. Điều này hoàn toàn không đúng vì đun trứng ở nhiệt độ cao và trong thời gian dài sẽ dẫn tới các phản ứng sinh hoá học giữa các phân tử sắt và lưu huỳnh có trong thành phần của trứng, từ đó tạo nên các chất cặn có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể hoặc dễ gây hiện tượng đầy bụng, khó tiêu khi ăn.

Kết hợp trứng và sữa đậu nành 

Sữa đậu nành có vị ngọt, tính mát, giàu chất béo, prôtêin thực vật, các hợp chất cácbon, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên trong sữa đậu nành còn có chứa chất chat trypsinase . Chất này khi kết hợp với chất abumin trong trứng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng có trong 2 loại thực phẩm.

Người già không nên ăn trứng

Nhiều người già không dám ăn trứng thường xuyên vì cho rằng trứng có chứa nhiều cholesterol. Nhưng thực chất, loại thực phẩm này lại rất giàu hàm lượng chất lexithin dễ hấp thụ qua đường máu và rất có lợi cho việc khôi phục hoạt động của các tế bào, tránh lão hoá. 

Ngoài ra, chất lexithin còn giúp “trẻ hoá” các tế bào thần kinh, ngăn ngừa bệnh suy giảm trí nhớ.

Sản phụ nên ăn nhiều trứng

Cơ thể phụ nữ sau khi sinh thường bị mất đi khá nhiều năng lượng. Hoạt động của hệ tiêu hoá cũng bị suy giảm. Ăn nhiều trứng sau khi sinh sẽ dễ gây ra các hiện tượng như: đầy bụng, khó tiêu do sự tích tụ chất amoniac và phenol trong đường ruột. 

Việc ăn trứng nhiều hay ít sau khi sinh cần tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người.

Ăn trứng sống nhiều dinh dưỡng

Không những không bổ dưỡng mà việc ăn trứng khi chưa qua chế biến có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cho cơ thể. Trứng sống chứa nhiều các chất khó tiêu hoá, dễ gây ra đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy…Vị tanh của trứng có thể gây ức chế đối với hoạt động của trung khu thần kinh.
Nguồn: Sưu tầm
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.