Chuyên mục
2 nước láng giềng Châu Âu xây đường ống mới chia sẻ dầu Nga

2 nước láng giềng Châu Âu xây đường ống mới chia sẻ dầu Nga

Thứ ba 11/10/2022 10:29 GMT + 7

Hai quốc gia Châu Âu Hungary và Serbia đồng ý xây tuyến đường ống mới cung cấp dầu Nga cho nhau. 

 

 

Kỹ sư Công ty Dầu khí Hungary kiểm tra khu vực tiếp nhận của đường ống dẫn dầu Druzhba tại nhà máy lọc dầu Szazhalombata, Hungary. Ảnh: Bela Szandelszky

 

Đường ống mới sẽ được Budapest và Belgrade xây dựng để cung cấp dầu thô Ural của Nga cho Serbia thông qua hệ thống năng lượng Druzhba - chính phủ Hungary thông báo ngày 10.10.

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh các chuyến dầu khí của Serbia đi qua Croatia bị EU trừng phạt.

“Đường ống dẫn dầu mới sẽ cho phép Serbia được cung cấp dầu thô Urals rẻ hơn, kết nối với đường ống dẫn dầu Hữu nghị (Druzhba)” - phát ngôn viên chính phủ Hungary Zoltan Kovacs viết trên Twitter.

Quan chức Hungary cho biết thêm, nguồn cung dầu của Serbia chủ yếu thông qua đường ống đi qua Croatia, "nhưng trong tương lai việc này khó có thể thực hiện vì các lệnh trừng phạt đã được thông qua". 

Vài ngày trước, RT đưa tin, Bộ Năng lượng Serbia cho hay, trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung cấp dầu, Serbia đang xem xét 2 cách kết nối với đường ống Druzhba, vốn có 2 tuyến đều đi qua Hungary. 

Trong 2 cách này, có một cách liên quan đến việc xây dựng đường ống mới dài 128 km tới Seged, một thành phố ở miền nam Hungary. Theo Bộ Năng lượng Serbia, đường ống này sẽ tiêu tốn khoảng 83 triệu Euro (80,5 triệu USD) và mang lại “một phần năng lực cung cấp cho nhà máy lọc dầu ở Pancevo". 

Một phương án khác để kết nối với đường ống của Nga gần Budapest là xây dựng một đường ống dài 400 km từ Novi Sad đến Szazhalombatta, đòi hỏi khoản đầu tư ước tính khoảng 240 triệu Euro (233 triệu USD).

 


Đường ống mới sẽ được xây dựng ở Châu Âu để cung cấp dầu thô Ural của Nga cho Serbia thông qua hệ thống năng lượng Druzhba. Ảnh chụp màn hình

 

Tuần trước, EU đã nhất trí về các biện pháp trừng phạt mới với Nga, bao gồm áp giá trần dầu Nga vận chuyển bằng đường biển từ Nga tới một quốc gia thứ 3. 

Serbia là quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn cung dầu mỏ của Nga thông qua Croatia. Nước này tuyên bố, với việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới, EU đã nhắm đến Belgrade.

Ngày 7.10, Thủ tướng Serbia Ana Brnabic cảnh báo, lệnh cấm cung cấp dầu bằng đường biển từ Nga cũng như cấm bơm qua Croatia sẽ làm tăng chi phí nguyên liệu thô của Serbia lên 20%. Điều đó sẽ dẫn đến thất thoát hàng trăm triệu Euro từ ngân sách nước này.

Hungary - quốc gia cũng phụ thuộc phần lớn vào dầu mỏ và khí đốt của Nga - là nước EU chỉ trích mạnh mẽ nhất các biện pháp trừng phạt Nga.

Hungary cho rằng, các biện pháp trừng phạt dầu mỏ và khí đốt Nga sẽ khiến giá năng lượng tăng thêm. Đầu tháng 10, Budapest cam kết sẽ giúp đỡ khí đốt cho Belgrade nếu cần. Thủ tướng Viktor Orban cho hay, Hungary có dự trữ khí đốt đủ cho tiêu thụ trong khoảng 5-6 tháng.

Croatia là quốc gia có trạm cho các tàu chở dầu tại cảng Omisalj trên Biển Adriatic. Từ trạm này, dầu đi qua đường ống dẫn đến nhà máy chế biến của Oil Industry of Serbia - công ty mà các chi nhánh của tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga sở hữu tới 56,15%. 

Druzhba là một trong những mạng lưới đường ống dài nhất thế giới, vận chuyển dầu thô đi khoảng 4.000 km từ Nga đến các nhà máy lọc dầu ở Cộng hòa Czech, Đức, Hungary, Ba Lan và Slovakia.

 

THANH HÀ

Nguồn: laodong.vn
32 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.