Chuyên mục
Quân đội Mỹ biết động đất ở Nepal từ 8 tháng trước ?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Quân đội Mỹ biết động đất ở Nepal từ 8 tháng trước ?

Chủ nhật 10/05/2015 03:03 GMT + 7
Tám tháng trước đây, Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương cùng 20 nước đã tổ chức diễn tập cứu hộ động đất tại Nepal với kịch bản về cường độ động đất cùng số người chết. Và sau 8 tháng, động đất đã xảy ra gần như trùng hợp về cường độ lẫn số người thiệt mạng, theo trang tin Medium ngày 4.5.

Trực thăng UH-1Y của Thủy quân lục chiến Mỹ tham gia cứu trợ nạn nhân động đất ở
Nepal ngày 5.5.2015, hoạt động mà lực lượng này đã diễn tập tại đây 8 tháng trước.
Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ

Trang tin này cho biết 8 tháng trước, vào tháng 8.2014, một lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ cùng các binh lính Mỹ và quân đội cũng như tổ chức dân sự của 20 nước đã tập trung tại Nepal, tham gia cuộc diễn tập cứu hộ động đất mang tên Nỗ lực Thái Bình Dương 2014, diễn ra tại Thung lũng Kathmandu từ 11.8.2014, kéo dài 2 tuần.

Mục đích cuộc diễn tập là tập trung vào việc cải thiện nhanh chóng cơ sở hạ tầng để giúp chính phủ Nepal cùng các tổ chức nhân đạo quốc tế cung cấp thông tin, đồ cứu trợ và chăm sóc y tế.

Kịch bản đặt ra là Nepal bị động đất 8,2 độ richter phá hủy cầu đường, đường dây điện, hệ thống cấp nước. Các dư chấn tiếp theo đã cản trở các công tác cứu hộ ban đầu.

Một tuần sau khi động đất (giả) xảy ra, các nhân viên cứu hộ tìm thấy gần 6.000 người chết trong số gần 14.000 người thiệt mạng. Và theo kịch bản, có đến 60% số nhà cửa bị phá hủy hoặc mất an toàn, và hơn nửa triệu người mất nhà.

Tám tháng sau cuộc diễn tập cứu hộ này, vào ngày 25.4.2015, một trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã xảy ra tại thung lũng Kathmandu, nơi từng diễn ra cuộc diễn tập cứu hộ, và đã làm hơn 7.000 người chết và hơn 14.000 người bị thương, hơn 3 triệu người mất nhà.

Sự trùng hợp gần như chính xác về cuộc diễn tập với thực tế xảy ra khiến người ta tự hỏi phải chăng Quân đội Mỹ đã biết trước thảm họa này và lên kế hoạch diễn tập đối phó ?

Lầu Năm Góc không phải ngẫu nhiên dựng nên kịch bản giả tưởng về thảm họa đặc biệt này. Trong hơn một thập kỷ qua, cộng đồng quốc tế đã rất lo lắng về những gì sẽ xảy ra cho quốc gia miền núi Nam Á này sau khi xảy ra một sự kiện địa chấn lớn.


Máy bay lai trực thăng MV-22 Osprey của Thủy quân lục chiến Mỹ tại sân bay ở Kathmandu tham gia cứu trợ nạn nhân động đất Nepal, ngày 3.5.2015 - Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ

Hàng trăm năm trước, động đất ở Nepal đã làm hơn 27.000 người chết, giới chức Nepal cho biết khi các sĩ quan Mỹ lên kế hoạch diễn tập. Trong vòng 40 năm qua, ở Nepal có hơn 15.000 người chết vì các thảm họa tự nhiên, từ lũ lụt đến động đất.

Trong năm 2012, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) xếp Nepal thứ 11 trong số các quốc gia có nguy cơ động đất lớn, các đại diện từ Kathmandu chỉ ra trong cuộc họp báo rằng "Ngân hàng Thế giới... phân loại Nepal là một trong những 'điểm nóng' toàn cầu về thảm họa tự nhiên".

Đáng chú ý nhất, trận động đất ở Bihar, Nepal năm 1934 đã phá hủy 20% các tòa nhà trong Thung lũng Kathmandu và san bằng một phần tư các kiến trúc ở thủ đô.

Năm 1997, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) thậm chí đã tài trợ cho một nghiên cứu dự báo tình hình sẽ ra sao nếu một cú sốc địa chấn tương tự xảy ra tại Nepal.

Hai năm sau, tổ chức GeoHazards International (Tai biến địa chất) có trụ sở tại California kết luận rằng 40.000 người sẽ chết và gần một triệu người sẽ phải sơ tán do một trận động đất lớn cỡ năm 1934 ở Nepal. Tổ chức này đề xuất cải tiến việc xây cốt nền cho các trường học và cơ sở hạ tầng khác, cũng như giáo dục mọi người về những gì cần làm trong trường hợp khẩn cấp.

Tuy nhiên, cuộc nội chiến và tình hình chính trị bất ổn, trong đó có vụ Thái tử Dipendra thảm sát cha mẹ và các thành viên gia đình hoàng gia khác vào năm 2001 đã gây khó khăn cho Nepal để thực hiện những cải tiến cần thiết. Tình hình biến động này đã hạn chế sự tham gia của Washington.

Nhưng vào năm 2012, Tư lệnh Lực lượng viễn chinh số 3 của Thủy quân lục chiến Mỹ tuyên bố thẳng thừng rằng Nepal đã nằm trong tầm ngắm cao độ của lực lượng này tại Thái Bình Dương. "Ưu tiên một sẽ được đặt trên một trận động đất lớn ở Nepal", thiếu tướng Peter Talleri viết trong một tuyên bố hướng dẫn hàng năm.

Trong năm 2013 và 2014, các sở chỉ huy chính của quân đội Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương đã tổ chức hai cuộc diễn tập chống thiên tai riêng biệt tại Nepal. Cùng với Thủy quân lục chiến có Không quân Mỹ tham gia cuộc diễn tập năm 2014.

Bây giờ, Lầu Năm Góc sẽ biết được liệu tất cả các cuộc diễn tập này thực sự được đền đáp như thế nào.


Anh Sơn
Nguồn: thanhnien.com.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.