Chuyên mục
Người Mỹ hối hận vì chọc giận Nga?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Người Mỹ hối hận vì chọc giận Nga?

Thứ năm 05/09/2019 03:39 GMT + 7
“Chúng ta đang sảy chân hoặc đang trượt dần vào cuộc chạy đua vũ trang với Nga..."

Mục tiêu “ngớ ngẩn”?

Các loại vũ khí mới mà Nga đang phát triển có khiến người Mỹ lo ngại? Có không ít chuyên gia và các chuyên trang phân tích của Mỹ đánh giá thấp những mẫu vũ khí như tên lửa Avangard, ngư lôi hạt nhân Poseidon...

Cũng có những chuyên gia tỏ ra lo ngại trước quyết tâm của Nga nhưng vì các dự án mà Nga theo đuổi được cho là “nguy hiểm”, thậm chí “ngớ ngẩn”.

Trong bài viết mới đây trên trang VICE, tác giả người Mỹ Greg Walters dẫn lại những sự kiện đáng chú ý gần đây ở Nga như vụ cháy tàu ngầm được cho là loại tuyệt mật Losharik hay vụ nổ hôm 8/8 ở ngoài khơi Arkhangelsk.

Bài viết có tựa đề “Cuộc đua vũ khí hạt nhân mới đã hiện hữu. Nga sẵn sàng trả giá”.

Tổng thống Nga V. Putin (phải) đứng trước hình ảnh đồ họa trình chiếu về một loại vũ khí mới

Theo Walters, chỉ tính riêng trong mùa Hè vừa qua, Nga đã mất khoảng 20 người trong các vụ tai nạn liên quan tới các thiết bị hạt nhân, trong đó có vụ nổ bí ẩn được cho là của chương trình tên lửa Skyfall khiến 7 người thiệt mạng (Nga xác nhận có 5 người thiệt mạng-PV) và làm mức độ phóng xạ gia tăng đột ngột ở thành phố lân cận.

Tác giả người Mỹ thừa nhận các sự cố chết người trên làm gia tăng lo ngại về sự quay trở lại của một cuộc chạy đua hạt nhân như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, kéo theo đó là những sự cố nguy hiểm và việc thông tin bị che giấu.

Vấn đề đặt ra là ai đã khiến cuộc đua này quay trở lại? Bài viết dẫn lời chuyên gia Aaron Stein của Foreign Policy đánh giá: “Chúng ta phải thừa nhận rằng người Nga đã tham gia vào những chương trình khó hiểu. Một tổ hợp vũ khí đã được tách ra để theo đuổi những dự án “khó hiểu” và “ngớ ngẩn”. Đó là điều nguy hiểm”.

Trong khi cả Nga và Mỹ đều đổ lỗi cho nhau trong việc vi phạm các hiệp ước kiểm soát vũ khí thì bản thân Mỹ, đặc biệt dưới thời Tổng thống Donald Trump lại đẩy mạnh các bước đi như dành hàng tỷ USD cho vũ khí hạt nhân, sản xuất các loại đầu đạn mới có thể triển khai theo cách hạn chế hơn trên chiến trường. Đây là yếu tố khiến chúng có thể dễ được sử dụng hơn.

Các loại vũ khí mới của Nga mà Mỹ gọi là "kỳ quái" xuất hiện trong Thông điệp liên bang của Tổng thống Putin hồi năm 2018

Điều khiến cộng đồng quốc tế thất vọng là việc Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với cái cớ Nga đã vi phạm từ nhiều năm nay.

Chuyên gia Joshua Pollack của Mỹ dù tỏ ý hoài nghi về những loại vũ khí mới của Nga nhưng cũng phải thừa nhận “kho vũ khí chiến lược hiện nay của Nga không phải đối mặt với bất kỳ thách thức nào và trong tương lai gần cũng vậy”. Theo chuyên gia này, một cuộc đua vũ trang sẽ đẩy các nhà phát triển vũ khí của Nga tìm cách phát triển các công nghệ “kỳ dị” và “nguy hiểm” hơn.

Chuyên gia Pollack nói: “Nếu như các tổ hợp vũ khí và hạt nhân được tách ra để theo đuổi những giấc mơ và sự tưởng tượng thì dường như những năm 70, 80 đã quay trở lại”.

Nhân đây, Walters dẫn ra 4 mẫu vũ khí mới mà Nga công bố gần đây: Skyfall, Poseidon, Dagger, Avangard. Cụ thể, Skyfall là tên lửa hành trình với thiết kế mong muốn đạt tầm bay không giới hạn nhờ động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân. Theo Walters, dự án tương tự đã bị Mỹ từ bỏ từ những năm 1960 vì quá nguy hiểm.

Tên lửa 9M729 của Nga bị Mỹ cáo buộc vi phạm INF

Poseidon là loại ngư lôi tầm xa với thiết kế mục tiêu là tạo ra sóng thần cao tới 500 mét tàn phá các thành phố ven bờ. Các chuyên gia phương Tây cho rằng mẫu vũ khí này thích hợp với mục tiêu dân sự ven bờ hơn là các mục tiêu quân sự.

Dagger là tên lửa “lượn” siêu thanh phóng từ máy bay được thiết kế nhằm né tránh hệ thống phòng thủ với tốc độ và khả năng cơ động tiên tiến. Còn Avangard là tên lửa siêu thanh được thiết kế với khả năng bắn vào vào bầu khí quyển trước khi “tái xuất”, di chuyển với đường bay không thể đoán trước và vượt qua hệ thống phòng thủ.

Mỹ không tin năng lực Nga

Bình luận về bài báo của tác giả Walters, tờ New Inform của Nga cho rằng chính việc Mỹ rút khỏi các hiệp ước kiểm soát vũ khí đã buộc Nga phải thực hiện các dự án nguy hiểm. Do đó, các nhà chế tạo vũ khí Nga đã buộc phải bắt tay vào thực hiện các dự án chế tạo vũ khí mới có sức mạnh hủy diệt và dễ dàng vượt qua hệ thống phòng thủ của Mỹ.

Tờ báo Nga cũng “đính chính” lại tên gọi của Skyfall đúng phải là tên lửa hành trình Burevestnik có động cơ hạt nhân với tầm bắn không hạn chế vốn khiến các phương Tây đặc biệt lo ngại.

Hình ảnh đồ họa tên lửa Skyfall/Burevestnik của Nga

Còn với Poseidon, New Inform khẳng định loại vũ khí này đã khiến “người nước ngoài” hoảng sợ vì cho rằng có thể tạo ra các đợt sóng thần cao tới 500 mét, có thể được ứng dụng để tàn phá các thành phố ven biển.

Với Avangard và Dagger (tờ báo Nga để lại tên gọi là Kinzhal) cũng phải khiến người Mỹ phải chú ý bởi vì với tốc độ và tính cơ động của mình, các loại tên lửa này có thể khiến hệ thống phòng thủ của Mỹ thành con số không.

Trước đó, ngay sau khi xảy ra vụ nổ hôm 8/8 ở Nga, các tờ báo Mỹ đã đồng loạt đưa tin, đồng thời “mỉa mai” về năng lực thực sự của Nga trong việc theo đuổi các loại vũ khí “tưởng tượng”.

Tờ New York Times dẫn đánh giá của giới chức tình báo của Mỹ cho rằng vụ nổ này có thể liên quan tới việc phát triển một tên lửa hành trình động cơ hạt nhân có khả năng né tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, mà Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gọi là tên lửa Skyfall còn Nga gọi là tên lửa Burevestnik. Loại tên lửa này đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin đề cập trong thông điệp liên bang hàng năm của ông năm 2018.

Nga có cần tới các vũ khí mới để khiến phương Tây kiêng dè?

Tờ báo Mỹ cho rằng bản thân việc đẩy mạnh Chiến tranh Lạnh thời hậu Xô Viết là một vấn đề rất nguy hiểm, giống như ảo tưởng được nhà lãnh đạo Nga duy trì từ thời Liên Xô rằng sức mạnh quân sự, cho dù đắt đỏ tới mức không thể chi trả được và không cần thiết, chính là biểu hiện cho sự vĩ đại của dân tộc.

Chuyên gia hạt nhân Jeffrey Lewis tại Trung tâm Nghiên cứu Chống phổ biến hạt nhân James Martin thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury nói: “Chúng ta đang sảy chân hoặc đang trượt dần vào cuộc chạy đua vũ trang với Nga.

Tuy nhiên, thiệt hại về người đã xảy ra trong cuộc chạy đua vũ trang này. Đã có nhiều thảm họa xảy ra ở Liên Xô và Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh, bởi mọi người cảm thấy sự cần thiết phải làm những điều nguy hiểm như vậy”.

Chuyên gia Cheryl Rofer, người từng làm việc tại Phòng Thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, nơi “khai sinh” ra bom nguyên tử tại New Mexico, cho rằng Nga sẽ không bao giờ thành công. Bà viết trên trang mạng Nuclear Diner:

“Các tính toán cơ bản về kỹ thuật cho thấy một tên lửa sử dụng động cơ hạt nhân với nguồn năng lượng rất nhỏ như vậy sẽ rất khó khăn hoặc không thể chế tạo được”.

Đông Triều
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.