Chuyên mục
Nga sắp được tiếp cận Ấn Độ Dương

Nga sắp được tiếp cận Ấn Độ Dương

Thứ bảy 13/03/2021 12:49 GMT + 7

Iran vừa công bố ý định tham gia hiệp hội Liên minh kinh tế Á -Âu EAEU

 

 

Một bước đột phá bất ngờ nhưng tích cực có thể sớm diễn ra với nền kinh tế Nga. Iran vừa công bố ý định tham gia hiệp hội EAEU trong không gian hậu Xô Viết. Triển vọng nào sau đó sẽ mở ra cho Tehran, Moscow và các thành viên khác của Liên minh Kinh tế Á-Âu?

Các thành viên EAEU bao gồm Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan và Kyrgyzstan, cả 5 nước đều là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Uzbekistan, Moldova và Cuba, từng thân thiện với Liên Xô, cũng đóng vai trò là quan sát viên.

Và mới đây, sau chuyến thăm Moscow, Chủ tịch Quốc hội Mohammad Kalibaf đã tuyên bố rằng Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRI) mong muốn gia nhập Liên minh Á-Âu. Tại sao Tehran cần đến điều đó, và tại sao một bước đột phá theo hướng này lại xảy ra trong thời điểm hiện tại?

Iran với dân số 80 triệu người, có nền công nghiệp phát triển và trữ lượng hydrocacbon khổng lồ, về mặt khách quan, Iran là một trong những quốc gia giàu có nhất ở châu Á và toàn bộ thế giới Hồi giáo.

Tuy nhiên, tiềm năng của nó đã bị suy giảm bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây trong nhiều thập kỷ. Dưới thời Barack Obama, các nhà cải cách Iran đã cố gắng đảm bảo việc ký kết một "thỏa thuận hạt nhân", dẫn đến việc dỡ bỏ nhiều hạn chế và tăng khối lượng xuất khẩu dầu và khí đốt. Mức độ phúc lợi của người dân dần được tăng lên.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận này và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt. Mọi thành quả kinh tế đều bị ném ngược trở lại, GDP của Cộng hòa Hồi giáo bắt đầu giảm mạnh.

Tổng thống Joe Biden, chính thức tuyên bố sẵn sàng quay trở lại thỏa thuận, nhưng trên thực tế chỉ tăng áp lực buộc Iran phải ký kết thỏa thuận này theo những điều kiện có lợi hơn cho Mỹ và Israel. Việc liên kết với EAEU sẽ cho phép Tehran giải quyết nhiều vấn đề cùng một lúc.

Thứ nhất, việc gia nhập, hay nói đúng hơn là mối đe dọa gia nhập hiệp hội kinh tế được tạo ra xung quanh Nga, sẽ là con át chủ bài quan trọng trong các cuộc đàm phán của Iran với Washington. Sự hợp tác ngày càng sâu sắc giữa Moscow và Tehran đang đi ngược lại với lợi ích của Nhà Trắng ở khu vực Trung Đông.

Thứ hai, Iran sẽ tiếp cận các thị trường mới cho các sản phẩm của mình. Rõ ràng, một bước đột phá trong vấn đề này đã xảy ra sau cuộc chiến ở Nagorno-Karabakh, dẫn đến một thỏa thuận giữa Nga, Armenia và Azerbaijan về việc mở các hành lang vận tải xuyên suốt Zacaucasia.

Ngoài ra, do phải đối mặt với một đối thủ cạnh tranh là Thổ Nhĩ Kỳ để quá cảnh từ châu Á sang châu Âu qua Biển Caspi, Moscow đã phải tăng cường dự án Bắc-Nam, mở rộng cơ sở hạ tầng trên bờ biển Caspi.

Về phần mình, Iran sẽ phải gấp rút hoàn thành các tuyến đường sắt đã được lên kế hoạch từ lâu.

Bằng cách gia nhập Liên minh Kinh tế Á-Âu, Tehran sẽ được tự do tiếp cận thị trường hơn 200 triệu người cho các sản phẩm của mình, điều này chắc chắn sẽ không thừa đối với nước Cộng hòa Hồi giáo trước các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Thứ ba, Iran cực kỳ quan tâm đến việc gia tăng các khoản thanh toán bằng đồng tiền quốc gia. Do bị mất nguồn xuất khẩu hydrocacbon do lệnh trừng phạt, Tehran không nhận được doanh thu từ đồng đô la, do đó buộc phải hạn chế hoạt động bằng ngoại tệ đối với các công ty cá nhân.

Điều này dẫn đến sự xuất hiện của hai tỷ giá đô la: tỷ giá chính thức và tỷ giá "chợ đen". Đồng thời, đồng rial của Iran cũng bắt đầu mất giá nhanh chóng, hàng hóa và thực phẩm nhập khẩu tăng giá, lạm phát tăng vọt. Cuộc sống người dân trở nên nghèo khó hơn.

Một điểm cộng lớn cho Tehran là các quốc gia thành viên EAEU mong muốn thanh toán với nhau bằng đồng tiền quốc gia của họ, điều này sẽ cải thiện cán cân thương mại của nước này.

Về mặt khách quan, Cộng hòa Hồi giáo cần thoát khỏi áp lực của các hạn chế của phương Tây, và điều này chỉ có thể được thực hiện bằng cách tham gia một hiệp hội kinh tế liên bang châu Âu thay thế. Nhưng tại sao Nga cũng cần tới điều đó?

Việc Iran gia nhập EAEU cũng vô cùng có lợi cho Nga. Trước hết, nó sẽ thổi luồng sinh khí mới vào dự án liên kết này. Tình hình chính trị ở Armenia và Belarus vẫn chưa ổn định. 80 triệu người dân Iran với trữ lượng hydrocacbon khổng lồ có thể trở thành động lực thực sự cho sự phát triển hơn nữa của EAEU.

Biên giới kinh tế của hiệp hội sẽ được mở rộng từ Bắc Cực đến Ấn Độ Dương và Vịnh Ba Tư. Thông qua Iran, Nga sẽ tiếp cận trực tiếp với thị trường Ấn Độ, nền kinh tế thứ ba trên thế giới.

Liên minh Á-Âu sẽ không còn là một "tập hợp người trong nhà" trong không gian hậu Xô Viết. Toàn bộ thị trường bán hàng của nó sẽ tăng lên 280 triệu người và đây có thể chỉ là bước khởi đầu. Nếu hình mẫu Tehran thành công, các nước khác có thể sẽ noi theo.

Những thay đổi về chính trị sẽ còn đáng kể hơn. Để đối trọng với Hoa Kỳ, bản thân Iran cũng đang cố gắng theo đuổi chính sách đa vectơ. Iran đã hợp tác với Trung Quốc, ký kết một thỏa thuận đầu tư kéo dài 25 năm, nhưng không có ý định hoàn toàn dừng lại ở đó, do đó họ tìm cách đa dạng hóa thông qua việc thống nhất với EAEU.

Đối với Nga, việc hội nhập với Cộng hòa Hồi giáo cũng có lợi vì nó củng cố mối quan hệ kinh tế với Ấn Độ, đang là đối trọng cho sự phát triển quá mức của Trung Quốc.

Đối với New Delhi, điều này lại cũng rất thú vị vì dựa vào Nga thông qua Iran sẽ là một giải pháp thay thế nhất định cho việc phải lựa chọn Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Đây sẽ là một loại hệ thống kiềm chế và cân bằng trong khu vực đôi bên cùng có lợi.

Bây giờ chỉ còn phải xem liệu các tuyên bố của Tehran có khác với các hành động của họ hay không. Quá trình hội nhập là một điều rất khó khăn và chậm chạp, vì cần phải làm cho hài hòa luật pháp quốc gia với một loạt các quy định, cũng như xây dựng tất cả các cơ sở hạ tầng giao thông cần thiết.

Nếu lời nói của các nhà chức trách Iran đi đôi với việc làm thì tiếp theo sau sẽ có những thay đổi địa chính trị toàn cầu.

 

Nguyễn Quang (Theo “Svobodnaia pressa” Nga)

Nguồn: datviet.trithuccuocsong.vn
27 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.