Chuyên mục
Mỹ toan tính gì khi đề xuất dự luật trừng phạt khắc nghiệt với Nga?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Mỹ toan tính gì khi đề xuất dự luật trừng phạt khắc nghiệt với Nga?

Thứ sáu 15/02/2019 14:45 GMT + 7
Vẫn còn nhiều câu hỏi xoay quanh việc dự luật trừng phạt mới đối với Nga của Mỹ có được thông qua và liệu nó có đạt được mục tiêu hay không.

Trong bối cảnh cuộc điều tra cáo buộc đội ngũ tranh cử của Tổng thống Donald Trump liên hệ với Nga đã bị đổ vỡ tại Thượng viện Mỹ, nhóm 5 thượng nghị sỹ Mỹ ngày 13/2 đã hồi sinh “dự luật trừng phạt từ địa ngục đối với Nga” với phiên bản mới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi xoay quanh việc dự luật mới này có được thông qua và liệu nó có đạt được mục tiêu đề ra hay không.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: RT).

Dự luật có tên gọi “Bảo vệ An ninh Mỹ khỏi hành vi gây hấn của Điện Kremlin (viết tắt là DASKA 2019), đã được ông Bob Menendez thành viên cao cấp của đảng Dân chủ tại Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ công bố ngày 13/2. Đây là phiên bản kế thừa của dự luật do ông Menendez và Thượng nghị sỹ Lindsey Graham đề xuất năm 2018, gọi là “dự luật trừng phạt từ địa ngục”.

Mục đích của dự luật?

Các nhà phân tích cho rằng dự luật mới tại Quốc hội Mỹ, vốn tìm cách áp đặt biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất đối với Nga từ trước đến nay, phù hợp với chiến lược của Mỹ bảo vệ thế mạnh của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Dự luật đưa ra nhiều biện pháp khác nhau, từ cáo buộc Nga là quốc gia tài trợ khủng bố đến đánh vào các dự án năng lượng có sự tham gia của Nga (vốn cạnh tranh với các dự án của Mỹ) và trừng phạt bất cứ đối tượng nào đầu tư vào khoản nợ nước ngoài của Nga.

Chuyên gia tài chính Roberto D’Ambrosio của Tập đoàn đầu tư Araknos cho biết, dự luật nếu được thông qua chắc chắn sẽ làm tổn hại nền kinh tế Nga ở một mức độ nào đó. Theo ông Roberto D’Ambrosio, Mỹ thường sử dụng biện pháp trừng phạt đối với một quốc gia khác như một phần trong chiến lược bảo vệ hệ thống tài chính toàn cầu hiện nay, mà trong đó đồng USD đang nắm vai trò “thống lĩnh”. Bằng cách mở rộng sự trừng phạt, Mỹ có nhiều quyền lực trong chi phối sự lưu thông của tiền tệ quốc tế. “Đó là một vũ khí khác, cùng với vũ khí về chính trị hoặc kinh tế mà Mỹ có thể sử dụng ở thời điểm hiện tại bởi vì phần lớn các giao dịch trên toàn cầu được thực hiện bằng đồng USD”.

Nga là một trong số các quốc gia thúc đẩy chính sách “phi đô la hóa”, nghĩa là loại trừ đồng USD ra khỏi các giao dịch tài chính trong nước và quốc tế. Để thực hiện kế hoạch này, Nga đã tăng cường dự trữ vàng, song song với việc khuyến khích các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc sử dụng đồng nội tệ trong giao dịch thương mại song phương. Ông D’Ambrosio cho rằng, về phần mình, Nga đã tự xây dựng các biện pháp ứng phó trong cuộc đối đầu với Mỹ và phương Tây. Nhưng quan trọng hơn, các đối tác khác trên toàn cầu đang ngày càng không muốn phối hợp với Mỹ trong “cuộc chơi trừng phạt”.

“Có nhiều sự không hài lòng đối với lập trường của Mỹ trên toàn thế giới. Ngay cả Châu Âu cũng cảm thấy không thoải mái trước việc Mỹ áp đặt trừng phạt đối với Nga hoặc các quốc gia khac như Iran. Những hành động này đang làm suy giảm khả năng đa dạng hóa thương mại và kinh tế của Châu Âu cùng nhiều khu vực khác trên thế giới. Điều đó có thể gây phản tác dụng”, ông D’Ambrosio nói.

Dự luật này sẽ được thông qua?

Việc dự luật DASKA 2019 có được thông qua hay không vẫn là một câu hỏi lớn bởi phiên bản cũ năm 2018 của dự luật này chưa từng được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện. Trong trường hợp Thượng Nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện quyết định thúc đẩy một cuộc bỏ phiếu, nhiều khả năng DASKA sẽ chịu chung số phận của dự luật “Chống lại những đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt” (CAATSA) năm 2017, nghĩa là bị bác bỏ với đa số phiếu chống tại cả Hạ viện và Thượng viện.

Trên thực tế, nhiều thành viên đảng Cộng hòa tại Quốc hội đã nhiều lần không tán thành một số ưu tiên về chính sách của Tổng thống Trump, đặc biệt khi nói đến vấn đề nhập cư và an ninh. Họ thậm chí còn đứng về phía đảng Dân chủ chống lại một số mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Tổng thống. Tuần trước Thượng viện Mỹ đã thông qua bản dự luật sửa đổi về chính sách Trung Đông, đề nghị Tổng thống Trump không rút quân khỏi Syria và Afghanistan. Nó đã được thông qua với 70 phiếu thuận và 26 phiếu chống.

Tuy nhiên, ông Jim Jatras, một nhà cựu ngoại giao của Mỹ, và cố vấn chính sách của Đảng Cộng hòa nói với RT rằng, dự luật DASKA 2019 vẫn có cơ hội được thông qua do những biến động liên quan đến tình hình chính trị trong nội bộ nước Mỹ. Hãng tin Reuters cũng cho rằng dự luật mới có cơ hội lớn được Quốc hội thông qua khi các thành viên lưỡng đảng cùng tỏ ra tức giận đối với Nga trước cáo buộc Nga can thiệp công việc nội bộ các nước khác. Nhiều thành viên trong Quốc hội, trong đó có cả những nghị sỹ Cộng hòa thân cận với ông Trump, đã hối thúc Tổng thống hành động cứng rắn hơn đối với Nga trong nhiệm kỳ của ông./.

Hồng Anh/Theo RT
Nguồn: vov.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.