Chuyên mục
Mỹ chế tạo hệ thống vệ tinh hồng ngoại mới để vô hiệu hóa tên lửa Nga
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Mỹ chế tạo hệ thống vệ tinh hồng ngoại mới để vô hiệu hóa tên lửa Nga

Thứ hai 14/10/2019 10:58 GMT + 7
Mới đây, Sina dẫn nguồn từ mạng “C4ISRNET” của Mỹ cho biết, kế hoạch chế tạo vệ tinh sử dụng hệ thống hồng ngoại tầm cao (OPIR) để theo dõi tên lửa đạn đạo của Không quân Mỹ đã hoàn thành xét duyệt sơ bộ vào ngày 10/10.

Hệ thống vệ tinh sử dụng OPIR nhằm thay thế cho hệ thống vệ tinh hồng ngoại – nền tảng phần quan trọng của hệ thống vệ tinh cảnh báo giám sát tên lửa hiện nay của Mỹ. Trung tâm Các hệ thống tên lửa và Không gian (SMC) thuộc Bộ tư lệnh Không gian Không quân Mỹ (AFSPC) đã giành được hợp đồng chế tạo 5 vệ tinh OPIR, trong đó 3 quả sẽ phóng ở quỹ đạo địa tĩnh, 2 quả còn lại sẽ vào quỹ đạo e-líp theo dõi 2 cực của trái đât. Hệ thống này được kỳ vọng sẽ “vô hiệu hóa” hoàn toàn các loại tên lửa hiện đại của Nga và Trung Quốc hiện nay.

Hệ thống vệ tinh hồng ngoại OPIR được kỳ vọng sẽ “vô hiệu hóa” tên lửa của Nga và Mỹ.
Nguồn: Sina

Công ty Lockheed Martin được chọn là nhà phát triển của 3 vệ tinh đầu tiên, trong khi Northrop Grumman là nhà thiết kế cho 2 vệ tinh còn lại. Theo thông báo của lực lượng Không quân Mỹ, kế hoạch này dự kiến sẽ được giao phó vào năm 2025. Ba vệ tinh OPIR đầu tiên sẽ sử dụng giàn vệ tinh Lockheed Martin 2100 bản tăng cường.

Những vấn đề được tăng cường bao gồm loại bỏ các thiết bị lỗi thời và lắp đặt hệ thống thiết bị điện tử hiện đại đa cổng, tăng cường tính năng đàn hồi. Năm 2025 sẽ bàn giao quả vệ tinh đầu tiên, kinh phí chế tạo dự kiến khoảng 161 triệu USD và khoản ngân sách này sẽ được trừ vào dự toán ngân sách quốc phòng năm 2020.

Quả đầu tiên của hệ thống OPIR sẽ được bàn giao năm 2025. Nguồn: Sina

Hệ thống vệ tinh hồng ngoại trong hệ thống vệ tinh cảnh báo tên lửa của Mỹ (Missile early-warning satellite) hiện nay đã trải qua 3 lần thay thế. Lần phóng đầu tiên đươc phóng từ những năm 70, địa điểm phóng là mũi Canaveral, gồm 04 quả vệ tinh nhỏ, khi đó 3 quả đã phóng thành công, 1 quả vẫn chưa tiến vào quỹ đạo địa tĩnh. Các quả vệ tinh này quả gần nhất ở quỹ đạo 32.000 km, quả xa nhất ở quỹ đọa 40.000 km.

Theo tính toán của Mỹ, chỉ cần 2 quả vệ tinh ở quỹ đạo địa tĩnh là đủ để giám sát tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Liên Xô và Trung Quốc, hoạt động thí nghiệm hàng không khác. Cứ 8-12s/ lần, vệ tinh tiến hành quét một khu vực nhất định trên trái đất, sau 50-60s vệ tinh có thể nhận biết loại tên lửa, sau 3-4 phút, thông tin giám sát tên lửa sẽ được truyền về Bộ Tư lệnh phòng không Mỹ.

Mô hình hệ thống Missile early-warning satellite. Nguồn: Sina

Năm 1984 Mỹ tiếp tục tiến hành thay thế loạt vệ tinh mới, mang tên DSP-1, có khả năng mạnh mẽ trong việc phát hiện tên  lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm bằng hệ thống bức xạ hồng ngoại. Sau khi xảy ra chiến tranh vùng Vịnh, Bộ Quốc phòng Mỹ đã nghiên cứu chế tạo hệ thống vệ tinh tiếp theo, nhằm nâng cao năng lực giám sát tên lửa chiến thuật.

Theo đó, cuối năm 1991 Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra kế hoạch “Hệ thống hồng ngoại trên không gian” để thay thế kế hoạch 647 dùng để thăm dò, cảnh báo đường đi của tên lửa đạn đạo.

Kế hoach “Hệ thống hồng ngoại trên không gian” do các vệ tinh tầm cao và vệ tinh tầm thấp tạo thành, trong dó vê tinh tầm cao bao gồm 4 quả vệ tinh địa tĩnh và 2 quả vệ tinh quỹ đạo hình e-líp, các vệ tinh này được trang bị hệ thống thăm dò độ phân giải cao, tốc độ quét nhanh.

Vệ tinh quỹ đạo thấp được gọi là “hệ thống theo dõi tên lửa và không gian”, do 12-24 quả vệ tinh tạo thành. Hệ thống hồng ngoại không gian có thể xuyên qua tầng khí quyển để thăm dò và theo dõi quỹ đạo bay của tên lửa. Sau khi tên lửa bắt đầu được phóng từ 10-20s, vệ tinh sẽ truyền số liệu về trung tâm chỉ huy, đồng thời dẫn đường cho hệ thống phòng thủ tên lửa tiến hành đánh chặn.

Một quả vệ tinh quỹ đạo hình e-líp và 1 quả vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh phân biệt được phóng vào năm 2001, 2002, quỹ đạo thấp bắt đầu phóng từ năm 2006. Hệ thống hồng ngoại không gian được đưa vào hoạt động từ đầu thế kỷ 21, có thể cung cấp thông tin giám sát, độ phân giải và tốc độ cảnh báo gấp 10 lần hệ thống vệ tinh cũ trong kế hoạch 647.

Đức Trí (lược dịch)
Nguồn: infonet.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.