Chuyên mục
Mỹ bắt đầu nói với Nga bằng ngôn ngữ 200 nghìn tấn
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Mỹ bắt đầu nói với Nga bằng ngôn ngữ 200 nghìn tấn

Thứ sáu 26/04/2019 03:19 GMT + 7
Đại sứ Mỹ (tại Nga) bắt đầu nói chuyện với Nga bằng ngôn ngữ 200 nghìn tấn “ngoại giao quốc tế”.

Xin được giới thiệu bài viết và phỏng vấn các chuyên gia của nhà báo Nga Sofia Sachivko về tuyên bố đe dọa Nga mới nhất của đại sứ Mỹ tại Nga John Huntsman khi ông này thăm cụm tàu sân bay tấn công Mỹ trên biển Địa Trung Hải. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 25/4/2019. Các ảnh trong bài là của tác giả.

Trên ảnh: Tàu tuần dương Mỹ "Abraham Lincoln " (Ảnh: Globallookpress)

I. Phần giới thiệu của nhà báo Sofia Sachivko

Đại sứ Mỹ tại Nga John Huntsman vừa mới đến thăm các tàu sân bay Mỹ trên biển Địa Trung Hải và tại đây ông đã tuyên bố rằng (sự hiện diện của các tàu sân bay Mỹ tại Địa Trung Hải-ND) là một tín hiệu nhắc nhở Matxcova phải chăm chú lắng nghe cộng đồng quốc tế.

Ông tuyên bố: “Các mối quan hệ ngoại giao và đối thoại kết hợp với các hệ thống phòng thủ rất mạnh của những tàu sân bay này đã chứng minh cho LB Nga thấy rằng nếu (Nga) thực tâm muốn tìm cách cải thiện quan hệ với Mỹ, Nga phải chấm dứt mọi hoạt động gây bất ổn của mình trên khắp thế giới”.

Thực ra, theo cách hiểu của quý ngài đại sứ thì nền ngoại giao quốc tế được giới thiệu trong trường hợp này trông có vẻ hơi lạ- đó lại là những tàu tuần dương mang máy bay “Abraham Lincoln” và “Jones S. Stennis” lớp “Nimitz”,- mỗi tàu có lượng giãn nước tới 100.000 tấn.

Từ ngày 23/4, hai cụm tàu tàu sân bay Mỹ này đã bắt đầu triển khai hoạt động trên biển Địa Trung Hải. Trong thành phần nhóm tàu này (cả 2 cụm tàu sân bay) có 10 tàu, hơn 130 máy bay và khoảng 9.000 thủy thủ Hải quân Mỹ. Lần gần đây nhất khi các cụm tàu ​​sân bay như vậy của Mỹ hoạt động tại khu vực này (trên biển Địa Trung Hải) là vào năm 2016.

Theo lời Đại sứ Huntsman, hai cụm tàu ​​sân bay như vậy đủ đảm bảo tạo ra “một sự răn đe (mạnh) chưa từng có chống lại các hành động xâm lược đơn phương" (dĩ nhiên nên hiểu là từ phía Nga).

Tuy nhiên, theo một nhà ngoại giao cấp cao nhận xét thì Mỹ sử dụng dự hiện diện của hai cụm tàu sân bay này (tại Địa Trung Hải) để “không còn một ai còn có thể nghi ngờ gì về sự trung thành của Mỹ đối với những cam kết đảm bảo an ninh và ổn định tại khu vực”.

Còn trước đó (trước tuyên bố của Huntsman), Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Grushko đã ra tuyên bố nhấn mạnh: “NATO, đứng đầu là Mỹ, đang tăng cường các hoạt động quân sự của mình không chỉ ở Địa Trung Hải, mà còn ở ngay sát các bờ biển của Nga - trên Biển Đen và biển Baltic, ở khu vực Bắc cực”.

Vị thứ trưởng này còn nói thêm: “(Mỹ và NATO) đang tiến hành những cuộc tập trận quy mô lớn và huy động cả các phương tiện chiến lược, các phương tiện mang vũ khí hạt nhân.

 (Mỹ và NATO) đang thành lập các cơ cấu tổ chức chỉ huy và đảm bảo hậu cần mới, đồng thời hiện đại hóa các cơ cấu chỉ huy và đảm bảo hậu cần đang có, xây dựng mới và hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng, kho bảo quản vũ khí- đạn và phương tiện kỹ thuật quân sự”.

II. Phần phỏng vấn

1/ Chủ nhiệm Khoa quan hệ quốc tế và ngoại giao Trường Đại học tổng hợp nhân văn Matxcova, nguyên cán bộ ngoại giao Nga tại LB Đức và Mỹ Nikolai Platoshkin cho rằng: “Huntsman đã không nghĩ ra được một cái gì mới mẻ”.

— Đến trước đầu thế kỷ 20, người Mỹ quả đã chính thức có một “nền ngoại giao pháo hạm” thực sự: nếu như có một ai đó ở Bán cầu Tây không (chịu) hiểu một điều gì đó, các tàu pháo (của Mỹ) sẽ được điều đến và khai hỏa, và khi đó thì các mục đích của Mỹ sẽ được (phía bên kia) hiểu ra một cách rõ ràng hơn và “sâu sắc” hơn nhiều.

Nhưng riêng đối với nước Nga, có lẽ tôi sẽ không nói theo tinh thần này, bởi vì nó (nền ngoại giao pháo hạm đối với Nga) đơn giản là hoàn toàn vô dụng. Ở thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, người Mỹ có tới 21 cụm tàu sân bay chiến đấu. Nhưng thế thì đã sao, 21 cụm tàu đó đã giúp được gì cho họ (Mỹ)?

Chúng ta có thể lắng nghe, và sau đó có thể chúng ta sẽ nói rằng chúng ta đã cố lắng nghe nhưng không thấu hiểu được, và trong cộng đồng quốc tế, ngoài người Mỹ ra, chúng ta còn có những đối tác khác có thể cùng trao đổi và thỏa thuận với nhau mà không cần phải dùng đến các cụm tàu sân bay.

"SP" (“Svobodnaia Pressa”): Matxcova có thể hay là cần phải phản ứng như thế nào?

— Về mặt pháp lý, Ngài Đại sứ Huntsman có thể đưa ra những tuyên bố như vậy, mặc dù xét theo góc độ đạo đức và lễ tân ngoại giao thì đây là một sự quá trớn, dĩ nhiên là như vậy.

Những người làm công tác ngoại giao không hành xử theo cách đó. Cần phải trao cho Ngài Đại sứ Huntsman những cơ hội thư giãn tại gia – theo cái cách thường được gọi là “triệu hồi đại sứ để tham khảo ý kiến (tư vấn), để ông ấy có dịp hút vài hơi thuốc, hoặc là (Nga) đặt vấn đề với người Mỹ để người Mỹ cho ông ấy (Huntsman) có thể làm việc ở một nơi khác và họ (Mỹ) điều một đồng chí (nguyên văn) nào đấy có vẻ “ôn hòa” hơn đến Nga.

Tôi không thể hình dung được cái cảnh, thậm chí ngay cả trong thời Xô Viết (hùng mạnh), một đại sứ Liên Xô tại Washington lại bay đến Cuba, trèo lên một tàu ngầm hạt nhân của chúng ta và tuyên bố:

“Nào, các bạn trẻ, ngay sau khi (tôi) quay trở về (Washington), họ (Mỹ) sẽ phải nghe lời tôi”. Ảo tưởng, nhưng dù sao (chúng ta) cũng cần phải phản ứng. Chúng ta cần phải chỉ ra cho họ (Mỹ) thấy một cái khuôn nào đó, để chính họ cũng phải lắng nghe chúng ta.

"SP": Tại sao lại có sự xuất hiện cùng lúc của hai tàu sân bay Mỹ trên biển Địa Trung Hải?

— Có một số phương án (cách giải thích). Tình hình ở Libya đã trở nên rất nghiêm trọng, và Thống chế Haftar,- người mà người Mỹ hiện không thực sự yêu mến lắm, dù ông này (Haftar) đã từng có thời làm điệp viên cho Mỹ, đã sẵn sàng đánh chiếm thủ đô (Tripoli).

Một tàu sân bay với hơn 70 máy bay chiến đấu, có thể hạ thủ (thống chế) Haftar nếu như có chuyện gì đó xảy ra, ngay cả trong trường hợp không một chiếc máy bay Mỹ nào phải cất cánh.

Ngoài Lybia ra, tình hình tại Ai Cập, nơi vừa mới tổ chức xong một cuộc trưng cầu dân ý để kéo dài nhiệm kỳ của tổng thống hiện tại,- một vị tổng thống mà người Mỹ cũng không quý mến, hiện cũng đang rất phức tạp. Nếu như tại đó (Ai cập), tình huống chính trị nội bộ có thay đổi, việc phô trương sức mạnh Mỹ tại khu vực cũng hoàn toàn không thừa.

Cả việc quan hệ (Mỹ) với Thổ Nhĩ Kỳ đang căng thẳng do Ancara muốn mua các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của chúng ta nữa.

Có nghĩa là người Mỹ muốn chứng minh rằng họ có mặt ở mọi nơi, theo dõi nắm chắc mọi diễn biến và trong trường hợp xảy ra chuyện gì đó, họ sẵn sàng can thiệp.


"SP": Và sự phô trương lực lượng đó có hiệu quả đến mức nào?

— Đối với Libya, rất hiệu quả. Các phe nhóm đối đầu nhau (tại Lybia) không có lực lượng không quân có khả năng chiến đấu.

Chỉ cần một tàu sân bay Mỹ lớp, lấy ví dụ, Ronald Reagan, là đã đủ sức đánh bại hoàn toàn lực lượng không quân của một quốc gia kiểu như Libya. Nhưng, (thống chế) Haftar được Ai Cập hỗ trợ. Nói chung thì, có lẽ Ai Cập nên chỉ cho người Mỹ biết chỗ của họ là ở đâu.

2/ Theo quan điểm của Phó giáo sư của Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học quan hệ quốc tế trực thuộc Bộ Ngoại giao Nga Kirill Koktys thì những gì đang diễn ra ở Địa Trung Hải giống như một sô diễn và cứ qua những lời của Đại sứ (Mỹ) có thể thấy ngay sự phối hợp thiếu chặt chẽ trong hoạt động của các cơ quan báo chí Mỹ.


Ông nói: — Theo cách tôi hiểu thì một khi đã có mặt trên tàu sân bay, (Đại sứ) cần phải phát biểu một điều gì đó. Và như bạn đã thấy, đại sứ nghĩ ra cái gì thì nói luôn cái đó. Và lời phát biểu của ông ta chỉ là dùng cho “lưu hành nội bộ” (tôi-K. Koktysh nghĩ rằng trên tàu sân bay, ngoài các thủy thủ Mỹ ra, không có một người (nước ngoài) nào khác), và cũng rất khó nói là các phương tiện truyền thông đại chúng đã diễn đạt lại những phát biểu của ông ấy (đại sứ) chính xác đến mức nào.

"SP ": Các phương tiện truyền thông đại chúng dẫn nguồn từ cơ quan báo chí Hạm đội sáu Hải quân Mỹ.

— Rất nhiều khả năng là các quân nhân (trong Cơ quan báo chi Hạm đội sáu Hải quân Mỹ) đã cung cấp thông tin này nhưng trước đó đã không cân nhắc kỹ và không trao đổi lại với (đại sứ Huntsman). Có thể, đã có những trục trặc trong hoạt động của cơ quan báo chí, bởi vì những chuyện như vậy (phát biểu đe dọa của Đại sứ Mỹ) không được phép xảy ra.

"SP ": Theo quan điểm của ông thì Matxcova cần phải có những phản ứng như thế nào?

— Theo tôi, ngoài việc (thể hiện) sự ngạc nhiên ra, không thể có một phản ứng nào khác. Đại sứ Mỹ, có lẽ, cũng cần phải giải thích rõ thêm về việc ông ấy đã muốn đề cập tới cái gì, đã muốn nói cái gì và đã muốn nói về bối cảnh nào (khi phát biểu trên tàu sân bay Mỹ-ND) .

"SP ": Từ năm 2016 đến nay tại khu vực này không xuất hiện các cụm tàu tương tự. Tại sao bây giờ chúng lại xuất hiện?

— Ở đó (Địa Trung Hải) có hai tàu sân bay (Mỹ), nhưng chỉ có 10 tàu hộ tống. Trong khi nếu để tiến hành một chiến dịch tác chiến, số tàu hộ tống cần phải có là vào khoảng 40 chiếc. Như vậy, đây là những tàu sân bay không được bảo vệ.

Để tham gia vào các hoạt động tác chiến, (tàu sân bay) cần phải có cả một hạm đội đi kèm, hạm đội (hộ tống đó) bảo vệ tàu sân bay trước (các mối đe dọa) từ mặt nước, từ trên không, từ tất cả các phía. Không có sự bảo vệ đó, chính bản thân tàu sân bay chỉ là một hộp thịt hộp nặng 120.000 tấn.

Nó có thể dễ dàng bị đánh chìm, chính vì thế nên mới cần phải có một đội quân bảo vệ khổng lồ- lực lượng bảo vệ này không cho phép bất kỳ ai có thể tiếp cận tàu sân bay và kiểm soát mọi tình huống trong một khu vực có bán kính rất lớn (tính tử tàu sân bay). Và ở đây chỉ có 10 tàu hộ tống 2 tàu sân bay. Điều này cho thấy rằng, sứ mệnh quân sự không được tính tới. Đây chỉ là một sứ mệnh phô trương sức mạnh.

"SP": Nhưng nếu như trong khu vực xuất hiện những cụm tàu như vậy, Nga có thể lấy gì để đáp trả?

— Từ trước đến nay lúc nào cũng có sự hiện diện của Mỹ tại khu vực này. Ở vùng biển quốc tế, họ có thể cho bao nhiêu tàu của họ “bơi lội” cũng được, nhiều hay ít tùy thuộc vào việc họ muốn “thể hiện” cái gì. Nhưng 130 máy bay – đó sẽ là một lực lượng rất đáng gờm, nếu có một kế hoạch tấn công ai đó trong khu vực, nhưng nếu vậy (tấn công nước nào đó-ND), (Mỹ) cần phải điều bổ sung thêm một số tàu khác nữa đến.

Nếu như ngày mai Mỹ nhanh chóng huy động các tàu hộ tống đến để bảo vệ, thì đúng là (Mỹ) có thể sẽ tấn công một ai đó.

Về phần mình, Nga chỉ có thể sử dụng biện pháp đáp trả phi đối xứng. Nga có sự hiện diện quân sự căn cứ Tartus (Syria), nhưng (quy mô sự hiện diện đó) không thể so sánh được với Mỹ, bởi vì Nga chỉ có một tàu tuần dương mang máy bay duy nhất.

Nhưng lại có một chuyện khác là Nga luôn đáp trả (đối phương) một cách phi đối xứng và Nga có loại vũ khí, nếu cần thiết, có thể tấn công đánh chìm tàu sân bay và hủy diệt bất kỳ một lực lượng nào khác. Lấy ví dụ, vũ khí siêu thanh, - loại vũ khí trên đã được triển khai tại khu vực này.

Nhưng tất nhiên, như đã nói, (Nga) sẽ không có các biện pháp đáp trả đối xứng. (vì) Lực lượng hải quân Mỹ là lực lượng hải quân mạnh nhất trên thế giới, không có một ai (quốc gia) nào lại có thể đầu tư nhiều tiền của đến như vậy (như Mỹ) cho hải quân.

Lê Hùng - Nguyễn Hoàng (dịch)
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.