Chuyên mục
Lộ diện chủ nợ bí mật lớn nhất thế giới
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Lộ diện chủ nợ bí mật lớn nhất thế giới

Thứ tư 17/07/2019 08:22 GMT + 7
Một nhóm các nhà nghiên cứu đa quốc gia đã công bố thông tin Trung Quốc trở thành chủ nợ bí mật lớn nhất thế giới.


Có tiêu đề là "Các khoản cho vay nước ngoài của Trung Quốc", báo cáo được viết bởi Sebastian Horn (Đại học Munich, Viện Kiel), Carmen Reinhart (Đại học Harvard) và Christoph Trebesch (Viện Kiel), các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu nhiều nguồn công khai và không công khai để biên soạn dữ liệu từ hơn sáu thập kỷ, bao gồm hàng nghìn khoản vay và trợ cấp cho 152 quốc gia.

Ông Christoph Trebesch tuyên bố rằng Trung Quốc luôn là một chủ nợ quốc tế tích cực, khi sẵn sàng dành cho các nước có cùng thể chế chính trị các khoản vay ưu đãi.

"Sự gia tăng dòng chảy tín dụng của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua gần như chưa từng có, chỉ có thể so sánh với làn sóng cho vay chính thức của Mỹ sau hai cuộc thế chiến".

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2017, nghĩa vụ của các chủ nợ nước ngoài đối với Trung Quốc đã tăng từ dưới 500 tỷ lên hơn 5 nghìn tỷ USD hoặc từ khoảng 1% sản lượng kinh tế toàn cầu lên hơn 6%.

Phần lớn các khoản nợ được mua lại trên thị trường trái phiếu quốc tế bởi ngân hàng trung ương Trung Quốc.

Ngoài ra, chính phủ Bắc Kinh đã gia tăng số tiền cho vay trực tiếp, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển và mới nổi.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 1/4 khối lượng cho vay của ngân hàng nhà nước Trung Quốc được dành cho các thị trường mới nổi, đẩy Trung Quốc vào vị trí chủ nợ toàn cầu hàng đầu, bỏ lại IMF và Ngân hàng Thế giới.

Theo các chuyên gia, sự bùng nổ này chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Một yếu tố quan trọng khác, ông Trebesch nói thêm, đó là chính sách cải tiến toàn cầu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, khoảng 50% các khoản cho vay quốc tế của Trung Quốc bỏ qua số liệu thống kê chính thức và vẫn không được IMF, Câu lạc bộ Paris, các cơ quan xếp hạng hoặc nhà cung cấp dữ liệu tư nhân đánh giá cao.

Đối với 50 quốc gia vay nợ hàng đầu, các khoản vay đã tăng từ khoảng 1% GDP của họ trong năm 2005 lên hơn 15% GDP trong năm 2016.

"Điều làm các khoản cho vay quốc tế của Trung Quốc trở nên độc đáo không chỉ là quy mô lớn và sự thiếu minh bạch, mà còn là sự điều hành gần như hoàn toàn do chính phủ, các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc hoặc bởi ngân hàng trung ương do nhà nước kiểm soát", ông Trebesch nói.

Dựa vào báo cáo, Trung Quốc thường cho vay theo lãi suất thị trường và một phần với các điều khoản thế chấp đảm bảo hoàn trả bằng hiện vật, ví dụ: dưới hình thức xuất khẩu dầu.

Nhiều dự án được tài trợ bởi Trung Quốc có thể có lợi cho các quốc gia nhận tiền, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng, theo nghiên cứu.

Tuy nhiên, phạm vi và sự thiếu minh bạch của các khoản vay từ Trung Quốc, đặt ra thách thức cho các quốc gia "con nợ" và thị trường tài chính quốc tế, khiến phân tích rủi ro của Trung Quốc chìm trong bóng tối, báo cáo nêu rõ.

Huy Vũ
Theo Sputnik
Nguồn: ngaynay.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.