Chuyên mục
Liên minh kinh tế khiến G7 dè chừng

Liên minh kinh tế khiến G7 dè chừng

Thứ năm 15/06/2023 17:51 GMT + 7

Khối BRICS đang nỗ lực khẳng định vị thế đại diện của nhóm các nước đang phát triển - còn gọi là nhóm Nam bán cầu - nhằm cung cấp 'một mô hình thay thế cho G7'.


Lãnh đạo các nước tại Hội nghị BRICS tổ chức ở Trung Quốc ngày 4/9/2017. Ảnh: AP.


Là nhóm các nền kinh tế mới nổi, BRICS đang cung cấp các chương trình hỗ trợ tài chính một như giải pháp thay thế cho các cơ chế hiện có do phương Tây dẫn dắt, theo DW.

Lịch sử ra đời BRICS

Tên gọi BRIC ban đầu xjuất phát từ chữ viết tắt của Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, được đặt tên vào năm 2001 bởi ông Jim O'Neill, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs.

Vào thời điểm đó, 4 quốc gia này có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. "Nhãn hiệu" BRIC đại diện cho sự lạc quan về triển vọng kinh tế của 4 quốc gia.

Ban đầu, giới phê bình cho rằng nền kinh tế của các quốc gia này quá khác biệt để có thể được nhóm chung với nhau và BRIC chỉ là chiêu trò thu hút nhà đầu tư của Goldman Sachs.

Nhưng rồi 4 quốc gia đã thật sự phát triển một cơ chế chung để hợp tác liên chính phủ, tương tự với nhóm G7. Năm 2009, 4 quốc gia gặp nhau trong hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Yekaterinburg của Nga. Năm 2010, Nam Phi được mời tham gia nhóm, thêm chữ "S" vào BRICS.

 


Nhóm G7 là diễn đàn của 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới, bao gồm Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ, Anh và Canada, các nhà lãnh đạo chính phủ những nước này gặp gỡ nhau hàng năm để bàn về kinh tế quốc tế và các vấn đề tiền tệ. Ảnh: AP.


Thu hút sự quan tâm


Năm 2014, với 50 tỷ USD tiền hạt giống, các quốc gia BRICS đã thành lập Ngân hàng Phát triển Mới như một giải pháp thay thế cho Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Ngoài ra, nhóm còn xây dựng một cơ chế thanh khoản được gọi là Thỏa thuận Dự trữ Dự phòng để hỗ trợ các thành viên gặp khó khăn với các khoản thanh toán.

Những ưu đãi của BRICS không chỉ hấp dẫn với chính các quốc gia thành viên, mà còn thu hút nhiều nền kinh tế đang phát triển và mới nổi khác. Những nền kinh tế này thường dễ bị tổn thương trước các chương trình điều chỉnh cơ cấu và biện pháp thắt lưng buộc bụng của IMF. Đó là lý do tại sao nhiều quốc gia cho biết họ có thể quan tâm đến việc tham gia BRICS.



Ngân hàng Phát triển Mới của BRICS. Ảnh: NDB.


Ngân hàng BRICS đang mở cửa cho các thành viên mới. Năm 2021, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Uruguay và Bangladesh đã nắm giữ cổ phần của ngân hàng.

Ngoại trưởng Nam Phi Naledi Pandor cho biết BRICS thu hút sự quan tâm "rất lớn" từ các quốc gia trên toàn cầu. Hồi đầu tháng 3, bà trả lời truyền thông rằng trên bàn làm việc của bà có 12 lá thư từ các quốc gia quan tâm đến BRICS.

Một số nước mà bà Pandor chỉ ra bao gồm Saudi Arabia, UAE, Ai Cập, Algeria, Argentina, Mexico và Nigeria.

Hướng tới loại tiền tệ mới


Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, BRICS ngày càng tỏ ra xa rời phương Tây.

Cả Ấn Độ, Brazil, Nam Phi hay Trung Quốc đều không tham gia các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Chẳng những thế, Ấn Độ và Nga trao đổi thương mại ở mức gần như nhiều nhất lịch sử, Brazil thì ngày càng phụ thuộc vào phân bón của Nga.

Theo nhiều chuyên gia, các nước BRICS cũng đang nỗ lực nhằm thay thế đồng USD trong thương mại quốc tế. Họ có thể sẽ thảo luận về tính khả thi của việc giới thiệu một đồng tiền chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Nam Phi vào cuối năm nay.

Ông Günther Maihold, Phó giám đốc Viện Các vấn đề An ninh và Quốc tế Đức, cho rằng phương Tây đã nhận thấy tính toán của các nước BRICS và đang có những bước đi để đối trọng.

"Các nước phương Tây đang suy tính rất kỹ. Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Đức vào năm 2022, họ đã đưa ra quan điểm mời Nam Phi và Ấn Độ vào nhóm, để tránh bị cho là G7 đang chống lại BRICS", ông cho biết.


Lê Ngọc

Nguồn: zingnews.vn
29 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.