Chuyên mục
Saudi dự đoán ngày Nga mất vũ khí địa-chính trị tối thượng
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Saudi dự đoán ngày Nga mất vũ khí địa-chính trị tối thượng

Thứ hai 08/10/2018 04:22 GMT + 7
Nếu không giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng, Nga sẽ mất vũ khí địa-chính trị tối thượng là dầu mỏ và khí đốt vào thập niên 30.

Saudi: Nga sẽ cạn sạch dầu trong thập niên 30

Saudi Arabia dự đoán rằng, với nhu cầu dầu mỏ ngày càng tăng trên thị trường thế giới, với đà “đào, xúc, hút, bán” như hiện nay, Nga sẽ biến mất hoàn toàn khỏi thị trường dầu mỏ sau 19 năm tới.

Trong một bài viết của Bloomberg cho biết, giới lãnh đạo Saudi Arabia cho rằng, đến thập niên 30 của thế kỷ này, một số quốc gia sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới, trong đó có Nga, sẽ đánh mất vị thế của mình trên thị trường, hoàn toàn cạn kiệt nguồn khai thác.

Hoàng thái tử Arabia Saudi Mohammed bin Salman Al Saud đưa ra ý kiến ​​trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg rằng, nhu cầu dầu lửa cho đến năm 2030 sẽ tăng với tốc độ khoảng 1-1,5% mỗi năm và các chuyên gia cho rằng, sau giai đoạn này nhu cầu sẽ bắt đầu giảm dần.

Saudi tin rằng, nhiều nước sản xuất dầu mỏ sẽ biến mất một cách đơn giản trong khoảng thời gian thập niên 30 của thế kỷ này. Ví dụ như Trung Quốc sẽ giảm rất nhiều sản lượng, nếu không nói là biến mất hẳn, các quốc gia khác cũng sẽ tiếp tục biến mất trong tư cách nhà sản xuất và khi đó, họ hoàn toàn trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ.

Về Nga, vị Hoàng thái tử Saudi nhận định, sau 19 năm nữa, Nga sẽ giảm rất nhiều sản lượng khai thác, nếu không nói là mất hoàn toàn tất cả sản lượng bình quân 10 triệu thùng dầu mỗi ngày như hiện nay.

Saudi dự đoán Nga sẽ hết sạch dầu mỏ trong thập niên 30

Ông cũng nhận định là không có mối đe dọa nào đối với Riyadh trong lĩnh vực này, bởi Saudi Arabia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất nhì thế giới. Kết quả là vào thời điểm đó, nước này sẽ phải cung cấp dầu nhiều hơn cho thị trường thế giới trong tương lai vài thập kỷ tới.

Trước đó, trong Tuần năng lượng diễn ra ở Moscow, Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia là ông Khaled al Faleh nói rằng: Trong 3 tháng vừa qua, mỗi ngày Saudi Arabia đã tăng sản lượng 400 nghìn thùng, đưa mức khai thác lên mức 10,7 triệu thùng một ngày; đồng thời tăng thêm lượng xuất khẩu thêm 700 nghìn thùng mỗi ngày, nâng tổng lượng bán ra lên mức 7,7 triệu thùng dầu mỗi ngày.

Trong khi ở cùng một thời điểm, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexandr Novak cho biết, sản lượng khai thác hiện tại ở Nga là 11,36 triệu thùng mỗi ngày và trong những tháng tới, Nga có thể gia tăng mức khai thác thêm 200-300 nghìn thùng một ngày.

Dự đoán của Saudi dựa trên cơ sở nào?

Cả Nga và Saudi Arabia hiện nay đều thuộc Top 10 quốc gia có tổng trữ lượng dầu mỏ và khí đốt hàng đầu thế giới, đồng thời cũng nằm trong nhóm những nước đứng đầu thế giới về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu năng lượng; bất chấp việc Moscow không phải là nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), như Riyadh.

Nga có tổng trữ lượng khí đốt đứng đầu thế giới với 47,57 nghìn tỷ m3, chiếm khoảng 25,02% trữ lượng khí đốt tự nhiên trên toàn thế giới. Trong khi đó, nước này cũng đứng đầu thế giới về sản lượng khí đốt khai thác hàng năm, với sản lượng dao động trong khoảng 660 tỷ m3 đến 700 tỷ m3.

Về dầu mỏ, mặc dù có nhiều cách thống kê khác nhau dẫn đến sự đánh giá khác nhau, nhưng cơ bản, Nga được xếp hạng 8 trong số 10 nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới với khoảng 60-70 tỷ thùng dầu. Còn Saudi Arabia xếp vị trí thứ 2 với khoảng gần 260-270 tỷ thùng dầu, chỉ kém Venezuela ở vị trí thứ nhất với gần 300 tỷ thùng.

Trong khi đó, Nga lại thường xuyên giữ vị trí số 1 trong số các nước khai thác và xuất khẩu dầu mỏ với bình quân sản lượng từ 10 - 11 triệu thùng dầu mỗi ngày (thường xuyên gấp 10 lần so với các nước xếp vị trí cuối trong Top 10 như Angola hay Na Uy), xếp trên cả Mỹ và Saudi Arabia.

Với tổng trữ lượng chỉ bằng 1/4 so với Saudi Arabia nhưng lại vượt trội về sản lượng khai thác, rõ ràng là với tốc độ khai thác như hiện nay, Nga sẽ hết trữ lượng dầu mỏ trước so với quốc gia vùng Vịnh này.

Do đó, cảnh báo của Saudi Arabia về việc Nga sẽ hết sạch dầu trong giai đoạn thập niên 30 là điều hoàn toàn có cơ sở. Và điều này cũng có thể sẽ là hồi chuông cảnh báo đối với Moscow trong lĩnh vực xuất khẩu khí đốt, bất chấp việc nước này có trữ lượng lớn nhất thế giới.

Nga là nước dẫn đầu thế giới cả về khai thác dầu mỏ lẫn khí đốt

Nga có thể mất công cụ năng lượng

Từ trước đến nay, Nga vốn bị Mỹ và Liên minh châu Âu cho là thiếu “quyền lực mềm” để có thể khuất phục đối thủ và tạo uy thế thu phục đồng minh, do đó, Nga phải dựa vào vũ khí quân sự và vũ khí năng lượng để tìm kiếm lợi ích địa-chính trị.

Ngoài giá bán rẻ và cho các đối tác vay tiền mua vũ khí quân sự, Moscow thường xuyên sử dụng dầu mỏ và khí đốt làm “vũ khí năng lượng” để ràng buộc đồng minh và gây áp lực với đối thủ.

Nga thường xuyên sử dụng các tài nguyên năng lượng như một công cụ lợi ích và trừng phạt, nhằm tạo ra áp lực về chính trị, ngoại giao và cả quân sự đối với cả đối thủ và đối tác của mình, để tìm kiếm lợi ích địa-chính trị.

Phương Tây cáo buộc, trong thời gian qua, chính quyền của ông Putin đã sử dụng khí đốt để làm làm công cụ chi phối an ninh năng lượng của EU, làm gia tăng sự phụ thuộc của Liên minh châu Âu vào Nga; hoặc sử dụng khí đốt làm công cụ ràng buộc đồng minh Ukraine dưới thời Yanukovych và công cụ răn đe đối thủ đối với chính quyền Poroshenko hiện nay.

Do đó, dự đoán của Saudi sẽ là một tín hiệu rất vui đối với phương Tây, nếu thực sự Nga cạn sạch tài nguyên năng lượng trong 2 thập kỷ tới. Tuy nhiên, những dự đoán của Saudi Arabia không phải là “sự trù ẻo” đối với Nga, mà nó hoàn toàn có cơ sở.

Giới chuyên gia nhận định, nếu Moscow không có sự điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng, giảm lượng đào, xúc, hút dầu thô và khí đốt đem bán lấy tiền thì nước này chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng cạn kiệt tài nguyên năng lượng.

Nhật Nam
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.