Chuyên mục
Nga gia nhập 'World Bank Trung Quốc'
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nga gia nhập 'World Bank Trung Quốc'

Thứ bảy 28/03/2015 12:18 GMT + 7
Ngày 28/3, Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga Igor Shuvalov cho biết nước này đã quyết định tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), trở thành quốc gia mới nhất gia nhập định chế tài chính này trong bối cảnh thời hạn chót cho việc nộp đơn xin gia nhập đang tới gần. 

 Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga Igor Shuvalov 

Thông báo trên được ông Shuvalov đưa ra tại hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm 2015 đang diễn ra tại tỉnh đảo Hải Nam, miền Nam Trung Quốc.

Tại diễn đàn năm nay, sức mạnh mới trong cục diện tài chính đa phương như hoạt động của AIIB và ngân hàng các nền kinh tế mới nổi BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) là một nội dung thảo luận được dư luận đặc biệt quan tâm.

Lý do Mỹ quan ngại 'World Bank Trung Quốc'

Tiếp sau Vương quốc Anh, các nước Pháp, Đức và Italy cũng đã tuyên bố sẽ tham gia Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc dẫn dắt và được ví như "World Bank Trung Quốc". Dự kiến, Australia và Hàn Quốc cũng sẽ sớm tuyên bố về ý định tương tự. Sự "phá rào" của các đồng minh và bạn bè của Mỹ cho thấy sức hấp dẫn của ngân hàng này.

AIIB được xem là đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng Thế giới (WB). Ngân hàng này được tuyên bố thành lập vào hồi năm ngoái tại Bắc Kinh và là một thành tố trong chiến dịch thiết lập các thiết chế kinh tế, tài chính do Trung Quốc làm đầu tàu, giúp mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của nước này. Ngân hàng có vốn khởi điểm là 50 tỉ USD, với sự đóng góp ban đầu của 21 quốc gia, trong đó Trung Quốc là nước giữ vai trò chi phối, chiếm 50% vốn góp.

Bắc Kinh hoan nghênh quyết định của các đối tác từ châu Âu, đồng thời bày tỏ sẽ sớm nhận được văn bản xác nhận chính thức. “Nếu mọi chuyện diễn ra tốt đẹp, Pháp, Italy, Đức, Anh sẽ chính thức là thành viên sáng lập của AIIB 2 tuần sau đó”, thông báo của Bộ Tài chính Trung Quốc nêu rõ. Ngày 31/3 tới là thời hạn chót để các nước ra quyết định có gia nhập AIIB hay không.

Washington đã khuyên các đồng minh của họ nên thận trọng trước việc tham gia AIIB, song lời khuyên này đã bị bỏ ngoài tai. "Cơn sốt" của bạn bè và đồng minh của Mỹ nhằm trở thành những thành viên sáng lập của định chế tài chính này đã được tờ "Thời báo Tài chính" miêu tả là một "thất bại" của Mỹ và tờ "Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng" gọi là "một sự sỉ nhục" đối với Mỹ.

Thoạt nhìn, sự phản đối của Mỹ đối với AIIB có vẻ như xuất phát từ một ham muốn ích kỷ để bảo vệ Ngân hàng Thế giới (WB) có trụ sở ở Washington và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ở Manila, Philippines. Tuy nhiên, những quan ngại của Mỹ không phải là không có cơ sở.

Trung Quốc muốn đóng góp tới 49% số vốn của AIIB để có thể giành quyền phủ quyết. Việc nắm giữ cổ phần lớn như vậy sẽ là bất thường đối với một định chế đa phương nếu biết rằng phần vốn của Mỹ tại WB chỉ là 16,1% và tại ADB chỉ là 15,6%. Câu hỏi đặt ra là tại sao Trung Quốc lại muốn đóng góp tới gần một nửa số quyền biểu quyết của AIIB?

Có rất nhiều lý do có thể đưa ra, nhưng trong số này có hai lý do gây quan ngại đặc biệt. Thứ nhất là việc Bắc Kinh đang mưu toan giành quyền kiểm soát các quỹ tập thể để thực hiện các khoản cho vay mà về bản chất không mang tính chất thương mại.

Ngoài ra còn có nghi ngại rằng AIIB sẽ hậu thuẫn cho các dự án do công nhân Trung Quốc xây dựng, và các hệ thống hạ tầng mới sẽ được sử dụng để tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc mà nền kinh tế ốm yếu của Trung Quốc không thể hấp thụ.

Thứ hai là có một mối quan tâm rằng AIIB có thể trở thành "một công cụ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc nếu Bắc Kinh xoay xở để có quyền phủ quyết đối với các quyết định của ngân hàng này". Không chỉ Washington nghĩ tới khả năng này mà Ngoại trưởng Australia Julie Bishop cũng quan ngại về mức cổ phần mà Bắc Kinh đề xuất.

Trung Quốc đã cam kết rằng ngân hàng mới sẽ "mở rộng cửa, toàn diện, minh bạch và có trách nhiệm", nhưng ý đồ của họ sẽ chỉ được kiểm nghiệm khi biết được mức độ sẵn sàng của họ trong việc chấp nhận một vai trò thấp hơn tại ngân hàng này, qua đó đảm bảo họ sẽ không đơn phương ra quyết định cho vay và các quyết định khác.

Các quốc gia thành viên tiềm tàng của AIIB sẽ bắt đầu nhóm họp tại Almaty, Kazakhstan, vào ngày 29/3 này để xây dựng quy chế về sự tham gia của họ. Tới ngày 31/3, ngày dự kiến cuối cùng của cuộc họp, tỷ lệ nắm giữ cổ phần sơ bộ sẽ được thiết lập. Người ta sẽ quan sát xem Bắc Kinh quyết định nắm giữ bao nhiêu phần trăm cổ phần tại ngân hàng này.

Dự án AIIB được dựa trên lập luận cho rằng cần thiết phải có một tổ chức tài chính trong một khu vực đang cần cả nghìn tỷ USD để phát triển các tuyến đường bộ, đường sắt và cáp quang. Trong khi đó, ADB bị chỉ trích là quan tâm đến các dự án xóa đói giảm nghèo hơn là phát triển các dự án hạ tầng để đẩy mạnh kinh tế.

Cho đến nay, các thành viên sáng lập của AIIB đã tăng lên 23 nước gồm: Bangladesh, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Kuwait, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Oman, Pakistan, Philippines, Qatar, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Uzbekistan, Việt Nam và Maldives.

(Tổng hợp)
Nguồn: baotintuc.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.