Chuyên mục
Những bi kịch trong khách sạn khiến dư luận bàng hoàng
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Những bi kịch trong khách sạn khiến dư luận bàng hoàng

Thứ tư 12/08/2015 14:06 GMT + 7
Có khá nhiều bi kịch trong khách sạn đã diễn ra trên thế giới. Những bi kịch trong khách sạn này thực sự khiến dư luận bàng hoàng.

Vụ tự tử đầy bí ẩn của Jeffrey Daniel


Có khá nhiều bi kịch trong khách sạn đã xảy ra gây bàng hoàng cho dư luận

Ngày 10/11/1997 có một người đàn ông khoảng ngoài 30 tuổi đến ở tại nhà nghỉ Super 8 (Aiken, nam Carolina). Ông ta trả tiền mặt để thuê phòng trong 3 ngày nhưng không cho biết danh tính. Đêm hôm đó, ông ta gọi một chiếc pizza nhưng trên cửa phòng lại treo tấm biển “Đừng làm phiền” với dòng chữ viết tay “Tôi không chịu trách nhiệm cho những hậu quả này”.

Ba ngày sau, người đàn ông được tìm thấy đã chết trong phòng tắm của phòng nghỉ. Ông ta được kết luận rằng đã tự sát nhưng cách thức mà ông ta tự sát chưa bao giờ được tiết lộ với công chúng. Hiện trường vụ án tìm thấy 2 lọ thuốc chống trầm cảm đã được giật nhãn, ngoài ra không thấy bất kì bằng chứng nào để nhận dạng danh tính của ông.

Cuộc điều tra cuối cùng cũng tìm ra thông tin rằng ông ta đã phải ở tại 2 bệnh viện địa phương khi cố gắng tự sát bất thành. Ông ta đã cung cấp số an ninh xã hội và 1 địa chỉ ở New York với cái tên Jeffrey Daniel. Tuy nhiên, số an ninh xã hội này là giả và địa chỉ trên thì không đúng mặc dù đúng là có một người tên là Jeffrey Daniel sống gần địa chỉ được cung cấp nhưng ông ta không có liên hệ gì với nạn nhân.

Hai tuần trước khi chết, ông ta đã đến ở tại một nhà nghỉ khác ở Aiken và đã cố tự tử bằng cách cứa cổ tay và tự làm ngạt thở bằng túi nilon nhưng đã được nhân viên nhà nghỉ kịp thời đưa đến bệnh viện. Song người đàn ông này bất hợp tác và từ chối đưa ra bất kì thông tin cá nhân nào trước khi rời đi. Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời nào về việc tại sao người đàn ông này lại muốn tự tử và danh tính thực sự của ông ta là gì. Vụ tự tử đầy bí ẩn của Jeffrey Daniel là một trong những bi kịch trong khách sạn nổi tiếng nhất thế giới.

Sự biến mất của Cameron Remmer



Ngày 29/9/2011, Cameron Remmer – người đàn ông 29 tuổi rời khỏi nhà anh ta ở Encinitas, California đến San Francisco cho 1 chuyến đi công tác và đến ở tại khách sạn Fairmont. Anh ta dự định sẽ ở lại thành phố này trong một tháng với mong muốn mở rộng việc kinh doanh của mình.

Đêm 6/10, một người bạn của Remmer ở Arizona nhận được cuộc điện thoại kì lạ từ anh ta. Remmer hỏi vay người bạn này để trả tiền phòng nhưng khi người bạn đồng ý thì Remmer đột nhiên thay đổi ý định và nói rằng đã tìm được 1 nơi để ở. Hóa ra đêm hôm đó Remmer đã uống khá nhiều ở Fairmont và khách sạn này yêu cầu anh ta rời đi. Trước khi rời đi, Remmer kí gửi đồ đạc của anh ta ở khách sạn và nói rằng anh ta sẽ quay trở lại để lấy chúng.

Ba ngày sau, Remmer trở lại khách sạn trong bộ dạng thẫn thờ và nói lảm nhảm với 2 chiếc giầy khác hẳn nhau trên mỗi bàn chân. Anh ta lại rời đi mà không mang theo đồ đạc và đây là lần cuối cùng mọi người nhìn thấy anh ta. Sau khi Remmer được báo cáo là mất tích, người ta tìm thấy 60 lọ cần sa y tế nhỏ cùng với rất nhiều tiền mặt trong túi đồ của anh ta. Anh ta mắc bệnh rối loạn lưỡng cực cần phải có thuốc để kiểm soát nhưng lại không mang theo thuốc khi anh ta đi.

Hồn ma ở La Posada


Năm 1932, một vùng đất rộng 6 mẫu Anh ở Santa Fe được xây dựng trở thành một trong những khách sạn nổi tiếng - La Posada de Santa Fe Resort & Spa. Điểm nhấn của La Posada là biệt thự Stabb House được đặt tên theo một gia đình giàu có đã từng sở hữu vùng đất này. Biệt thự được xây dựng bởi một người địa phương tài giỏi xuất chúng tên Abraham Staab vào năm 1882.

Abraham và người vợ tên Julia rất nổi tiếng ở Santa Fe, họ có 7 người con. Tuy nhiên, việc người con thứ 8 chết do bệnh ngay sau khi sinh đã khiến cho Julia trầm cảm nặng. Sau nhiều lần cố gắng mang thai nhưng không thành, Julia trở nên thu mình và tự giam mình trong phòng ngủ trong gần hết những năm còn lại của cuộc đời. Bà mất ngày 14/5/1896 khi bà 52 tuổi.

Khi Staab Huose được chuyển đổi thành một khách sạn, phòng ngủ trước kia của Julia trở thành phòng 256 và nó được đồn thổi là bị hồn ma của bà ám. Lần đầu tiên bóng ma của bà được nhìn thấy vào năm 1979, khi một nhân viên dọn phòng và đã thấy hình ảnh của một người phụ nữ ăn mặc chỉnh chu giống với Julia Staab rồi đột nhiên biến mất. Cho đến nay có rất nhiều lần người ta nhìn thấy người phụ nữ này trong phòng 256 cùng với tiếng nói trong phòng khi phòng đang không có khách. Hồn ma này không chỉ có ở phòng 256 mà còn được nhìn thấy ở trong phòng ăn cùng với những báo cáo về việc những chiếc cốc bị gạt đổ khỏi giá và những cơn gió nhẹ thổi tắt nến đang thắp.

Vụ bắt cóc Denise Clinton



Năm 1965, một cặp vợ chồng tên Chelcie và Dorothy Reynolds quản lý nhà nghỉ Great Plains ở Kansas, Missouri. Đến ngày 7/7, cháu gái 9 tuổi Denise Clinton và em gái từ Independence đến và dành kỳ nghỉ cuối tuần của chúng với ông bà ở nhà nghỉ. Khoảng 2h20 sáng ngày hôm sau, Dorothy bị thức giấc bởi tiếng chuông ở bàn lễ tân. Bà đến tìm người đàn ông đến thuê phòng thì đột nhiên ông ta rút súng ra và yêu cầu bà đưa hết tiền trong tủ. Dorothy đưa cho tên cướp 246 USD (khoảng 5,3 triệu đồng) trước khi bị bắt vào phòng ngủ phía sau. Chelcie và Dorothy cùng bị trói và bịt miệng bằng băng dính cho đến khi nghe thấy tên cướp bỏ trốn. họ nhanh chóng tự cởi trói được và hoảng loạn khi nhận ra rằng Denise đã biến mất.

Khi vụ cướp xảy ra, Denise vẫn đang ngủ và bị bắt cóc khi tên cướp đang trên đường trốn ra ngoài. Nhà chức trách được thông báo và cảnh sát cùng FBI tiến hành 1 vụ săn lùng kẻ phạm tội quy mô lớn để tìm Denise cùng kẻ bắt cóc. Dorothy đã xem nhiều danh sách tội phạm nhưng vẫn không thể nhận ra tên cướp. Các nhà chức trách trông chờ một cuộc điện thoại đòi tiền chuộc từ tên bắt cóc nhưng không có.

Vụ án trở nên nguội lạnh cho đến tháng 9/1967 khi người ta tìm thấy một bộ xương trong rừng gần Sundance, Wyoming mà sau đó được xác nhận là của Denise Clinton. Cho đến nay, không ai biết nguyên nhân cái chết của Denise hay việc cô bé còn sống bao lâu sau khi bị bắt cóc hay tại sao cô bé lại được tìm thấy ở nơi xa như vậy. Đáng buồn là tên tội phạm điên cuồng này không bao giờ bị bắt.

Tiến Nguyễn
Nguồn: giadinh.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.