Chuyên mục
Bầu Kiên và những toan tính đổ bể ở V.League
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Bầu Kiên và những toan tính đổ bể ở V.League

Thứ ba 05/11/2013 05:58 GMT + 7
Việc các CLB liên tục bỏ giải vì thiếu kinh phí, mới đây nhất là K.Kiên Giang và Bình Định đã khiến bóng đá VN mất ổn định. Phải chăng, mô hình công ty cổ phần của VPF đã “chệch hướng?”

 
Bầu Kiên bị bắt, nhưng VPF và VFF dường như vẫn chưa cùng nhìn về một hướng.

Khó từ trong ra

Hai năm trước, khi giới thiệu về VPF tại đại hội thường niên VFF, bầu Kiên đã khẳng định: “Các quốc gia áp dụng mô hình này đều đã thành công rực rỡ, chưa một nước nào gặp thất bại, phải bỏ mô hình này để quay về mô hình cũ. Tôi khẳng định công ty này sẽ hoạt động có lãi”.

Như Lao Động đã phân tích từ số trước, sau 2 năm, VPF đã lãi khoảng 14 tỉ đồng (năm 2012 lãi 11,1 tỉ, năm 2013 lãi 2,9 tỉ đồng). Tuy nhiên, khoản lãi này đơn giản chỉ là các khoản tiền tài trợ. Tính riêng khoản thu năm 2013, thì số tiền từ nhà tài trợ chính Eximbank và các nhà bảo trợ đã chiếm 53 tỉ, chưa kể khoản lệ phí đóng góp từ CLB lên tới 8 tỉ.

Khi đưa ra đề án VPF, các ông bầu - đứng đầu là bầu Kiên - đã hy vọng vào một Hội đồng bảo trợ bóng đá VN với sự có mặt của ít nhất 10 doanh nghiệp lớn để hỗ trợ bóng đá VN mức tối thiểu là 50 tỉ đồng/năm, các năm sau sẽ nâng lên 70 tỉ và 100 tỉ/năm. Trên thực tế, mùa giải 2012, khoản tiền từ Hội đồng bảo trợ chỉ là 24,545 tỉ. Mùa giải 2013 rút xuống chỉ còn 16,818 tỉ đồng.

Đã có ý kiến cho rằng, việc bầu Kiên bị bắt vì sai phạm trong các hoạt động kinh tế ở tháng 8.2012 đã khiến cho các hoạt động bảo trợ bị đình trệ, các doanh nghiệp lớn sợ “vạ lây” bỏ của chạy lấy người. Thế nhưng, sự thật về Hội đồng bảo trợ cho đến nay chỉ là những khoản tiền bảo trợ từ HAGL, ACB Bank..., còn các doanh nghiệp khác đã “rút êm”.

Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở đó, ngay từ đầu, việc thành lập VPF theo mô hình công ty cổ phần đã vấp phải sự phản ứng ngầm của nhiều lãnh đạo CLB. Biểu hiện của phản ứng này là... không chịu đóng tiền cổ đông.

Cho đến gần đây, khi VPF buộc lòng phải công bố “những con nợ” người ta mới “ngã ngửa” ra là trong số này có cả những thành viên tích cực thúc đẩy quá trình ra đời VPF.

Trong số 6 thành viên “sáng lập” VPF thì chỉ còn 2 người vẫn còn vai vế ở VFP là bầu Đức, bầu Thắng, những người khác như bầu Kiên thì bị bắt, Chủ tịch K.Khánh Hòa Lê Tiến Anh thì “lùi” hẳn lại vì K.Khánh Hòa giải thể, bầu Hoàng Mạnh Trường (V.Ninh Bình), bầu Nguyên Văn Đệ (Thanh Hóa) đã không chịu đóng tiền cổ đông cho tới cuối tháng 10.2013, khi bị dọa “nghỉ chơi” V.League mới chịu đóng tiền.

Thậm chí bầu Đệ còn lên báo bày tỏ sự nghi ngờ về tính minh bạch trong  các hoạt động tài chính ở VPF.

Vật cản từ... “cổ đông lớn”

VFF chiếm 35,4% vốn, đồng nghĩa là có quyền phủ quyết trong các quyết định của VPF. Chỉ có điều VFF chưa bao giờ sử dụng quyền này, thay vào đó, chính VFF với một số quyết định quan trọng đã khiến V.League rối tung rối mù.

Về chuyên môn, VFF đã ít nhất hai lần “làm khó” VPF và công tác tổ chức giải. Đầu tiên là việc Ban kỷ luật của VFF đã nhanh chóng ra quyết định kỷ luật trưởng ban trọng tài Dương Vũ Lâm và phó ban trọng tài Đoàn Phú Tấn - hai nhân vật được bầu Kiên kỳ vọng là sẽ làm tốt công tác trọng tài ở V.League. Trên thực tế thì trong hai mùa, V.League 2012 và nửa mùa V.League 2013, ban trọng tài đã để lại dấu ấn khá tốt.

Thế nhưng, chỉ vì một thông tin chưa được kiểm chứng, Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ đã “tạm đình chỉ” hai lãnh đạo Ban trọng tài cho đến khi họ được công an minh oan, nhưng VFF kiên quyết không khôi phục chức vụ cho họ. Vụ việc thứ hai là Ban kỷ luật của VFF trừ 4 điểm với XMXT Sài Gòn khiến đội này không phục mà phải bỏ giải, khiến BXH V.League xáo trộn mạnh.

Bầu Kiên - người đưa ra ý tưởng về VPF - bị bắt, liệu có ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty này? Tất nhiên là “có”, khi VPF đã mất tiếng nói quan trọng nhất.

Nhưng vị thế của VPF ngày càng mất đi không phải là chuyện bầu Kiên bị bắt, bầu Thắng, bầu Đức không tâm huyết... mà có thể là “vật cản” từ cổ đông lớn VFF dường như muốn đòi lại quyền kiểm soát V.League.

Sự xuất hiện của VPF là tất yếu, là đúng hướng, thế nhưng đã có một thế lực nào đó đang khiến nó “chệch” đường ray.

K.Kiên Giang, Bình Định quyết định “nghỉ chơi” bóng đá đỉnh cao về thiếu tiền chỉ là hệ quả của một câu chuyện dài: Hoạt động của VPF, của VFF không đủ để các nhà đầu tư tin tưởng đồng hành cùng bóng đá.

Đó là cái giá phải trả, khi mà sự minh bạch chưa phải là điều tất yếu trong bóng đá.
Nguồn: laodong.com.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.