Chuyên mục
Phương Tây càng đe dọa, uy tín Nga trên trường quốc tế càng tăng
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Phương Tây càng đe dọa, uy tín Nga trên trường quốc tế càng tăng

Thứ hai 12/09/2016 10:20 GMT + 7
Chỉ cách đây vài năm, phương Tây đã đe dọa bằng sự cô lập và các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga. Tuy nhiên giờ đây đất nước này đã một lần nữa khẳng định lại vị thế “hùng mạnh” của mình trên trường quốc tế...

Nhận định trên do tờ báo The Times đưa ra.


Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Obama.

Trong những năm gần đây, Moscow càng ngày càng cho thấy sự tự tin hơn. Một minh chứng rõ nhất cho điều này đó là tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế lớn và mới nổi G20 tại Hàng Châu, Trung Quốc. Tại hội nghị này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hội đàm song phương với các nhà lãnh đạo của 10 quốc gia, trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh Theresa May, tác giả bài báo nhấn mạnh.

Trong 3 ngày, ông Vladimir Putin đã gặp gỡ hơn một nửa thành viên tham gia hội nghị thượng đỉnh - ông đã thực hiện 10 cuộc gặp song phương và 1 cuộc gặp năm bên (trong khuôn khổ BRICS).

Như vậy, Tổng thống Nga đã hội đàm với 11 trong số 19 nhà lãnh đạo các nước tham gia hội nghị thượng đỉnh (tuy nhiên, ngoài các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, ở Hàng Châu đã mời thêm 9 nhà lãnh đạo của các quốc gia đang phát triển và Tổng thống Putin đã gặp gỡ thành công một trong số đó là Tổng thống Ai Cập).

Trước đó một ngày, ông Putin đã tiếp xúc với 2 trong số những người tham gia hội nghị thượng đỉnh là Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Pak Geun-hye tại Vladivostok.

Như vậy, trong những ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh chỉ còn 6 thành viên trong G20 mà Tổng thống Nga không tiến hành gặp gỡ chính thức (có lẽ họ chỉ nói chút chuyện bên lề), đó là Ý, Úc, Canada, Indonesia, Mexico và Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, Thủ tướng Ý Renzi và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Juncker đã có mặt tại St Petersburg vào hồi tháng 6, còn Tổng thống Indonesia Widodo đã có chuyến bay đến Sochi vào hồi tháng 5, do đó chỉ còn lại 3 người.

Trong khi đó, đối với Tổng thống Mỹ, Hội nghị G20 tại Hàng Châu gần như là hội nghị thượng đỉnh lớn cuối cùng của ông Barack Obama. Ông sẽ có chuyến đi đến Lima vào tháng 11 tới để dự cuộc họp thường niên của APEC (Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương) – tại các hội nghị thượng đỉnh này trong những năm gần đây có sự tham gia của các công ty đại diện, trong đó một nửa thuộc về các nước G20.

Đối với ông Obama, hội nghị thượng đỉnh Thái Bình Dương sẽ mang lại giá trị tượng trưng lớn, bởi vì khi đó Mỹ sẽ thông báo sự bành trướng của mình tại khu vực này. Mỹ làm điều này nhằm duy trì vị trí bá chủ thế giới và và kìm hãm Trung Quốc – và cho đến cuối nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama, tất cả đều hiểu rằng, điều đó chẳng có tác dụng gì…


Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Vậy điều gì thúc đẩy Cộng đồng quốc tế đổi chiều quay về phía Nga, lấy lại niềm tin vào Moscow.?

Năm 2015, khi Nga bắt đầu tấn công vào các vị trí của quân khủng bố ở Syria, Tổng thống Putin hiểu rằng như vậy sẽ là trở ngại cho Washington, và biết rằng Hoa Kỳ sẽ không và không thể ngăn chặn hoạt động/chiến dịch của Nga vì chiến dịch mang lại hy vọng thực sự để kết thúc chiến tranh, tờ báo viết.

Có những sự kiện chứng tỏ một thực tế rằng Nga đang quyết tâm và nhanh chóng củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế, một minh chứng mới nhất là cuộc đàm phán hòa bình Trung Đông giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry được tổ chức tại Moscow (Nga – Mỹ ngày 10/9 đã đạt được thỏa thuận lịch sử giải quyết bài toán hóc búa Syria).

Nếu như các nỗ lực của Nga sẽ giúp giải quyết cuộc xung đột ở Syria, thì lòng tự tôn của Washington sẽ bị giáng một đòn đáng kể, tác giả bài báo nhấn mạnh.

Cùng với điều đó, Moscow có thời gian để thiết lập các mối mối quan hệ với các nguyên thủ/các nước trong một số lĩnh vực quan trọng đối với Washington. Ví dụ, ở Trung Đông, Nga nhanh chóng khôi phục lại liên hệ với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang có dấu hiệu xa rời Washington hơn nữa.

Còn ở châu Á – Thái Bình Dương, Nga và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực. Một trong những bằng chứng cho sự hợp tác quan trọng trong lĩnh vực quân sự giữa Nga – Trung Quốc là cuộc tập trận Nga – Trung mang tên “Hợp tác trên biển” diễn ra trên vùng Biển Đông (từ 12-19/9), The Times viết.

Như mọi khi, chiến thuật của các nhà lãnh đạo Nga đều nhằm mục đích nâng cao uy tín trong nước và đạt được tầm ảnh hưởng ở nước ngoài, đưa uy tín nước Nga lên cao trên trường Quốc tế, tác giả kết luận.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ hãng Ria Novosti và tờ báo “Quan điểm” của Nga.


Đức Dũng (Lược dịch)
Nguồn: infonet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.