Chuyên mục
''Cha đẻ'' tàu ngầm Nga lớn nhất, đọ sức ''cây đinh ba'' của Mỹ
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

''Cha đẻ'' tàu ngầm Nga lớn nhất, đọ sức ''cây đinh ba'' của Mỹ

Chủ nhật 18/08/2019 15:36 GMT + 7
Nhà thiết kế Sergei Kovalev của Nga đã dành cả cuộc đời để thiết kế những con tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đi vào sử sách, đối trọng chương trình hạt nhân của Mỹ.

Ngày 15/8, đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thiết kế và nhà tư tưởng xuất sắc, hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động - Sergei Nikitich Kovalev.

Ông Kovalev được bầu làm thành viên chính thức của Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô năm 1981, khi ông đã ngoài 60.

92 tàu ngầm hạt nhân thuộc thế hệ thứ nhất, thứ hai và thứ ba đã được chế tạo theo các dự án của ông. "Tôi không biết trò tiêu khiển nào thú vị và hấp dẫn hơn là chạy thử nghiệm tiên phong các tàu ngầm", ông nói.

Nhà thiết kế tàu ngầm lớn nhất lịch sử - Sergei Nikitich Kovalev. Ảnh: RG.Tàu ngầm đạn đạo đầu tiên

Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên được Sergei Ernalev thiết kế là tàu ngầm hạt nhân của dự án 658. Ngoài vũ khí ngư lôi, tàu ngầm này còn mang theo tên lửa đạn đạo phóng từ mặt nước với đầu đạn hạt nhân. Tàu ngầm dẫn đầu K-19 được đưa vào phục vụ trong Hải quân năm 1960. Chẳng mấy chốc, nó lặn dưới băng qua Bắc Cực từ vùng Murmansk đến Viễn Đông.

Các tàu ngầm của dự án 658 mang theo 3 tên lửa đạn đạo R-13 và được dùng để tấn công các mục tiêu trên bờ biển, tại thành phố và căn cứ hải quân của đối thủ.

Tàu ngầm hạt nhân K-178 của dự án 658. Ảnh: RIA Novosti.

Để làm điều này, con tàu cần phải tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách dưới 600 km. Do đó, các nhà thiết kế cố gắng làm cho con tàu mang tên lửa theo cách bí mật nhất có thể.

Đặc biệt, lần đầu tiên trên thế giới, một tàu ngầm được phủ lớp cao su hấp thụ âm thanh, cản trở hoạt động các trạm sonar của kẻ thù. Con tàu có thể bổ sung nguồn không khí dự phòng ở độ sâu kính tiềm vọng mà không cần nổi lên mặt nước. Nó thường thực hiện công việc mà không gây chú ý ở khu vực gần bờ biển Mỹ.

Con tàu có thể đạt độ sâu lên đến 300 m, tốc độ lên tới 26 hải lý ở dưới nước, còn trên bề mặt là 7-8 hải lý.

Nó có thể chở theo thủy thủ đoàn 104 người và hoạt động độc lập tới 50 ngày. 8 tàu ngầm đã được chế tạo theo dự án này và tất cả chúng đều phục vụ trong Hải quân trong hơn 20 năm, hoàn thành hàng trăm nhiệm vụ quân sự khác nhau.

"Cơn bão" chống lại "Cây đinh ba"

Việc phát triển tàu ngầm tuần dương chiến lược tên lửa hạng nặng dự án 941 với tên mã “Akula” (Cá mập) do Cục thiết kế trung tâm Rubin triển khai vào đầu những năm 1970.

Các tàu tuần dương này là một trong những biểu tượng nổi bật nhất trong cuộc chạy đua vũ trang và sự đối đầu của hai siêu cường (Liên Xô và Mỹ) trong Chiến tranh Lạnh. Dự án được coi là cú đáp trả của tổ hợp công nghiệp quân sự Liên Xô đối với chương trình “Cây đinh ba” của Mỹ.

Tàu ngầm hạt nhân của dự án 941 "Cá mập". Ảnh: RIA Novosti.

Tại Mỹ, người ta bắt đầu tạo ra một tên lửa hạt nhân liên lục địa nhiên liệu rắn và tàu ngầm nguyên tử thế hệ mới của dự án Ohio, mang theo 20 tên lửa như vậy trên tàu.

Các kỹ sư tên lửa của Liên Xô tìm cách trang bị cho con tàu một tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn 3 tầng R-39 với các đặc điểm cần thiết, có khả năng phóng 10 đầu đạn với công suất 100 kiloton, mỗi đầu đạn có thể bay xa tới 10.000 km. Hệ thống này có hiệu quả, nhưng cồng kềnh với tổng trọng lượng của một tên lửa dài 16 m, nặng gần 90 tấn.

Tập đoàn công nghiệp Oboronprom được lệnh phát triển một tàu ngầm lớn trong thời gian ngắn, có khả năng vận chuyển vũ khí mới và khai hỏa được một loạt đầu đạn.

Cục thiết kế trung tâm Rubin hoàn thành việc này chỉ trong vài năm. Một loại tàu ngầm tuần dương mới được tạo ra gần như từ con số 0. Kết quả nhận được là nhóm tàu ngầm lớn nhất thế giới và trong lịch sử của toàn bộ hạm đội tàu ngầm.

"Cá mập" - tàu ngầm đa thân, với 5 thân tàu bằng titan chắc chắn được đặt trong một thân thép nhẹ thông thường. Ngoài ra, 2 thân tàu chính được đặt song song. Có 19 khoang trên tàu. 20 trục tên lửa đạn đạo được đặt ở phía trước của buồng lái giữa 2 khoang tàu chính. "Cá mập" có thể “nuốt chửng” cả ngư lôi - trong tàu được trang bị 6 bệ phóng ngư lôi 533 mm.

Tàu ngầm lớp "Cá mập". Ảnh: RIA Novosti.

Kích thước của "Cá mập" rất ấn tượng: lượng giãn nước - khoảng 50.000 tấn, lớn gấp 2 lần so với hầu hết tàu ngầm hiện đại, dài 172 m, rộng 23 m. Chưa từng có tàu ngầm lớn như vậy trong biên chế Hải quân Nga. Để chúng có thể được đặt tại các cảng, các nhà thiết kế phải trang bị thêm cho Akula các thùng tải trọng phụ để tăng thêm sức nổi.

Kích thước khổng lồ của "Cá mập" đòi hỏi sự chú ý đặc biệt từ các nhà thiết kế về giải pháp mới để giảm tiếng ồn. Thuyền được trang bị hệ thống giảm xóc khí nén hai tầng, thân tàu được phủ một lớp sơn cách âm và chống sonar.

Tuy nhiên, "Cá mập" vẫn thua kém nhiều so với các đối thủ cạnh tranh của Mỹ về khả năng "tàng hình". Cá mập trước hết là các tàu mang vũ khí hạt nhân, nhiệm vụ chính là đảm bảo phóng thành công tên lửa chiến lược cho các mục tiêu được chỉ định.

Quan sát viên thầm lặng

Một dự án nổi tiếng khác của Sergei Ernalev là tàu ngầm hạt nhân 667BDR Kalmar (Con mực). Đây là một thể loại "ngựa chiến" của hạm đội tàu ngầm. Kể từ giữa những năm 1970, 14 "Con mực" đã được chế tạo và phân phối cho hạm đội Thái Bình Dương và phương Bắc.

Một trong những tính năng của con tàu này là hệ thống điều khiển bắn mới. Các thủy thủ có thể phóng toàn bộ đạn của 16 tên lửa trong một loạt bắn. Khoảng thời gian giữa các lần phóng giảm đến mức tối thiểu.

Hơn nữa, “Con mực” cũng được chế tạo với một loại vũ khí mới - tên lửa đạn đạo lỏng R-29R với nhiều đầu đạn rời và phóng theo các hướng riêng biệt.

Các tàu ngầm được trang bị cánh quạt 5 cánh có độ ồn thấp và hệ thống sonar mới giúp phát hiện mục tiêu ở cự ly tới 200 km.

Tàu ngầm hạt nhân K-433 dự án 667BDR “Kalmar” (Con mực). Ảnh: RIA Novosti.

“Kalmar” hoàn thành 7 chuyến hành trình vượt biển liên hạm đội đơn độc dưới lớp băng ở Bắc Cực. Các tàu ngầm thường đi ở độ sâu không lớn - khoảng 50 m, trong khi độ dày băng phía trên chúng đôi khi vượt quá 15 mét.

Kalmar đã chứng minh tính hiệu quả của việc vượt biển liên hải quân với khả năng nhanh chóng, thời gian ngắn nhất để di chuyển đến đầu kia của đất nước.

Hầu hết tàu ngầm 667BDR ngày nay đã bị loại bỏ và trở thành phế liệu. Chỉ có một “Kalmar” - tàu ngầm hạt nhân Ryazan, phục vụ trong hạm đội Thái Bình Dương. Năm 2019, tàu tuần dương này đứng vào hàng ngũ nhân lễ kỷ niệm Ngày Hải quân ở Vịnh Avacha và tiếp tục thực hiện thành công các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu.

Những chiếc tàu này không phải là tất cả những gì Sergei Kovalev thiết kế. Theo các dự án của ông, 92 tàu ngầm hạt nhân được chế tạo. Ông tham gia vào việc tạo ra 3 thế hệ tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, bao gồm các tàu ngầm thế hệ thứ 4 của dự án 955 “Borey”. Sergei Kovalev qua đời vào ngày 24/2/2011.

Hà Lan
Nguồn: zing.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.