Chuyên mục
Quyền lực Mỹ “hoán đổi” cho châu Âu và phản ứng bất ngờ của Nga
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Quyền lực Mỹ “hoán đổi” cho châu Âu và phản ứng bất ngờ của Nga

Thứ sáu 11/05/2018 08:07 GMT + 7
Giữa các căng thẳng về việc Mỹ quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, châu Âu bỏ ngỏ khả năng "soán ngôi" Mỹ nâng tầm ảnh hưởng thế giới.

“Châu Âu cần phải thay thế Mỹ giữ vai trò quyền lực thế giới khi Washington không còn tham gia thỏa thuận hạt nhân”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết.

Tổng thống Mỹ Donald Trump

“Ở điểm này, chúng tôi phải thay thế Mỹ và nâng tầm ảnh hưởng trong thời gian lâu dài”, ông Jean-Claude Juncker nói.

Ông Juncker cho biết, Washington đang quay lưng lại với các mối quan hệ quốc tế mang tính xây dựng cùng với sự quyết đoán có thể làm chúng ta ngạc nhiên.

Quan chức đứng đầu châu Âu cáo buộc Mỹ không hề muốn hợp tác với các nước khác trên thế giới. Quyết định của Tổng thống Trump ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran diễn ra sau nhiều lần chỉ trích thỏa thuận này. Mặc dù đối mặt với chỉ trích từ các bên liên quan về thỏa thuận hạt nhân cũng như cộng đồng quốc tế nhung nhà lãnh đạo Mỹ dường như vẫn “cứng rắn” với quyết định của ông.

Ông Juncker chưa bao giờ nói đến việc liệu châu Âu có thể vượt qua Mỹ. Tuy nhiên, nỗ lực gần đây nhất từ các nhà lãnh đạo châu Âu trong việc khích lệ ông Trump ở lại thỏa thuận hạt nhân đã thất bại.

Hiện tại, các nhà lãnh đạo châu Âu liên tục cùng nhau và nỗ lực hết sức để có thể duy trì thỏa thuận hạt nhân. Cùng với đó, Nga, Trung Quốc và Iran cũng tái khẳng định tiếp tục cam kết theo thỏa thuận hạt nhân.

Lợi ích kinh tế và chính trị?

Trong khi có thể so sánh với Mỹ về chỉ tiêu kinh tế chung, bao gồm GDP, châu Âu vẫn còn tồn tại nhiều bất thường trong cấu trúc vì vẫn còn khoảng cách lớn giữa các quốc gia châu Âu và các thành viên phương Đông mới nổi của phương Tây.

Bên cạnh đó, tương lai kinh tế của châu Âu không còn chắc chắn khi liên minh đã mất đi thành viên có đóng góp lớn nhất. Điều này khiến Brussels phải tiến tới một dự thảo ngân sách EU mới liên quan đến việc cắt giảm chi tiêu và nhu cầu đóng góp tài chính nhiều hơn từ các quốc gia thành viên. Các đề xuất này đã gây nhiều tranh cãi cho các quốc gia Đông Âu.

Các vấn đề chính trị cũng đang khiến liên minh châu Âu “đau đầu”. EU liên tục cố gắng đồng thuận về chính sách tị nạn khi phương Đông vẫn tiếp tục từ chối tiếp nhận thêm người nhập cư.

Gần đây, châu Âu cũng phải đối mặt với làn sóng chủ nghĩa dân túy gia tăng tại nhiều quốc gia. Phương Tây cũng gia tăng mối đe dọa từ hai quốc gia Đông Âu bởi các biện pháp trừng phạt. Warsaw và Budapest gọi đây là áp lực chính trị.

Bên cạnh đó, Pháp và Đức cũng đang muốn thúc đẩy cải cách mạnh mẽ khắp châu Âu, kêu gọi hợp tác chung và xem đây là một nỗ lực quan trọng.

Lép vế quân sự

Mỹ có thể giảm đi ảnh hưởng nhưng sẽ vẫn phải chi trả phần lớn về quốc phòng châu Âu thông qua NATO. Theo các nhà quan sát, tham vọng của ông Juncker đối với sự lãnh đạo toàn cầu của châu Âu “được cho là mong manh” bởi sự thiếu quyền lực quân sự của liên minh.

Washington đóng góp cho NATO gấp 2.5 lần các thành viên khác. Tổng thống Trump liên tục chỉ trích về điều này. Trong khi đó, chỉ khoảng 5 trong số 28 quốc gia của NATO hiện đáp ứng 2% của GDP là Mỹ, Anh, Estonia, Đức và Ba Lan.

Kế hoạch quân sự chung của châu Âu lần đầu tiên ra đời vào những năm 1950 và phải mất một chặng đường dài đi vào thực tế. Thỏa thuận hợp tác Cấu trúc thường trực về quốc phòng  (PESCO) có hiệu lực vào tháng 12/2017. Thỏa thuận này bao gồm một số dự án hợp tác hạn chế và chưa rõ có còn hoạt động như dự định hay không.

Ngay cả một cường quốc kinh tế châu Âu như Đức dường như cũng đang rơi vào khủng hoảng. Bundeswehr – một trong những lực lượng quân sự lớn nhất của NATO gần đây có thông tin là các máy bay quân sự không thể hoạt động trong khi xe tăng bị hỏng nặng.

Theo các nhà quan sát, với các vấn đề còn tồn tại thì việc đi đầu thế giới của châu Âu sẽ khó có thể thành hiện thực sau khi Mỹ rời khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.

Phản ứng từ Nga

Phản ứng trước điều này, Ngoại trưởng Nga ngày 8/5 cho biết, Moscow bày tỏ “thất vọng sâu sắc” khi Tổng thống Donald Trump quyết định từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran. Nga cho rằng, đây là một động thái vi phạm luật pháp quốc tế. Trong khi đó, Tổng thống Erdogan cảnh báo nguy cơ bất ổn và xung đột mới.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, động thái này là đơn phương từ chối thực hiện các cam kết theo Kế hoạch hành động toàn diện chung và cho rằng, Washington đang “coi thường lên luật pháp quốc tế”

Ngày 10/5, trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Erdogan, hai nhà lãnh đạo khẳng định quyết định ra khỏi thỏa thuận hạt nhân của Tổng thống Trump là một sai lầm.

Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về động thái của Mỹ trong cuộc điện đàm vào ngày 10/5 và chỉ ra rằng, việc ra khỏi thỏa thuận hạt nhân của Tổng thống Trump là một sai lầm”, nguồn tin từ chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói trên RIA-Novosti. Ông Erdogan và ông Putin cũng đã có chia sẻ ý kiến rằng, Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) là một thành công ngoại giao cần thiết phải duy trì.

Theo website của Kremlin, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về việc Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân và tầm quan trọng của thỏa thuận.

Hồng Nhung
Nguồn: toquoc.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.