Chuyên mục
Khủng hoảng Triều Tiên: “Vỏ bọc” cho trả đũa hạt nhân Nga, Trung?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Khủng hoảng Triều Tiên: “Vỏ bọc” cho trả đũa hạt nhân Nga, Trung?

Chủ nhật 07/05/2017 14:32 GMT + 7
“Đạo diễn” cuộc khủng hoảng Triều Tiên, Mỹ đang che giấu ý định gì với Nga và Trung Quốc?

Theo Tiến sỹ Paul Craig Roberts, nhà kinh tế học người Mỹ, học giả và là cựu trợ lý về Chính sách kinh tế của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, có một sự tương đồng kinh ngạc giữa việc Iran trở thành một “thế lực đen tối” trong con mắt cộng đồng quốc tế, với cơn bão truyền thông đang xoay quanh cuộc khủng hoảng Triều Tiên trong những ngày này. Cả hai sự kiện đều gắn với việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ tại các vùng lãnh thổ gần với Nga và Trung Quốc.

“Cuộc khủng hoảng Triều Tiên là màn đạo diễn của Washington”

Mặc dù Bình Nhưỡng đã trở thành tâm điểm của cuộc mối đe doạ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, nhưng dường như đang có một “người chơi” khác đứng phía sau những căng thẳng leo thang trong khu vực.


Hạt nhân Triều Tiên có thực sự đáng sợ như lời đồn? (ảnh: Reuters)

“Cuộc khủng hoảng Triều Tiên là màn đạo diễn của Washington”, Tiến sỹ Paul Craig Roberts viết trên trang cá nhân của mình. Ông phân tích, Triều Tiên luôn bị nhắc đến như một quốc gia hiếu chiến và đặc biệt nguy hiểm, nhưng có một thực tế là, trong vòng 64 năm qua, quốc gia này chưa từng tấn công hay xâm chiếm bất kỳ nơi nào. Tiềm lực quân sự của Bình Nhưỡng cũng không đủ để gây hấn thực sự với cả Hàn Quốc hay Nhật Bản – hai đồng minh lâu năm của Mỹ tại châu Á.

“Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ không cho phép Triều Tiên bắt đầu một cuộc chiến tranh,” học giả người Mỹ nói.

Tiến sỹ Roberts chỉ ra sự giống nhau giữa câu chuyện về tham vọng chiến tranh của Triều Tiên, với quá trình Iran “trở thành” một quốc gia nguy hiểm cho cộng đồng quốc tế, khiến Washington phải thiết lập các căn cứ phòng chống tên lửa đạn đạo của Mỹ tại châu Âu – ngay gần các biên giới lãnh thổ Nga.

“Washington tuyên bố rằng các căn cứ phòng thủ tên lửa đạn đạo không hướng trực tiếp vào Nga, mà nhằm bảo vệ châu Âu khỏi các tên lửa đạn đạo hạt nhân xuyên lục địa (ICBM) của Iran,” ông Roberts phân tích. “Những người Mỹ ngây thơ có thể tin điều này, nhưng người Nga thì không, cũng giống như việc Iran không có cả ICBM hay vũ khí hạt nhân.”

Tương tự, những tuyên bố rằng hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) – vừa mới đi vào hoạt động tại Hàn Quốc và đặt mục tiêu là bảo vệ Seoul khỏi sự tấn công bởi tên lửa xuyên lục địa từ Bình Nhưỡng – tỏ ra khá “thiếu căn cứ”.

“THAAD không có liên quan gì tới Triều Tiên. Nước này chia sẻ biên giới với Hàn Quốc, vì vậy việc tấn công bằng ICBM là hoàn toàn vô nghĩa,” học giả người Mỹ nhấn mạnh.  Ông tin rằng, cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên thực chất chỉ là một “vỏ bọc” hay một cái cớ để Washington đặt các thiết bị phòng thủ tên lửa đạn đạo gần biên giới Trung Quốc.

Roberts khẳng định: “Nói cách khác, Washington đang tạo ra một lá chắn chống lại [nguy cơ] trả đũa hạt nhân từ cả Nga và Trung Quốc, trong trường hợp Mỹ phát động một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu cả hai quốc gia này.” Tuy nhiên, ông cũng bổ sung: “THAAD hoặc phòng thủ tên lửa đạn đạo… đều không có tác dụng đối với tên lửa hạt nhân hành trình và không lực của Nga.”


Các thiết bị lắp đặt hệ thống THAAD được đưa tới Hàn Quốc (ảnh: Sputnik)

Những căng thẳng leo thang gần đây trong vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên diễn ra cùng thời điểm với việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc. Bắc Kinh ngay từ đầu đã thể hiện sự phản đối kịch liệt với hệ thống này.

“Tôi cho rằng đối với THAAD, lập trường của chúng tôi là rõ ràng và quyết đoán. Chúng tôi chống lại sự triển khai THAAD tại Hàn Quốc. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan dừng việc triển khai THAAD ngay lập tức,” phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu hôm thứ Sáu (05/5).

Mọi lựa chọn vũ lực đều dẫn đến thảm hoạ

Nhà bình luận chính trị người Mỹ John Wight chia sẻ quan điểm của Tiến sỹ Roberts.

Wight chỉ ra, hiện tại Mỹ có khoảng 30.000 quân lính đóng quân tại Hàn Quốc, cùng với các tàu ngầm hạt nhân và tàu chiến – tất cả đều nằm trong khoảng cách thích hợp cho một cuộc tấn công vào Bình Nhưỡng. Gần đây, các tàu ngầm hạt nhân thuộc nhóm Ohio và tàu sân bay USS Car Vinson của Mỹ đã được triển khai gần bán đảo Triều Tiên. Chưa hết, thứ Bảy tuần trước, Mỹ và Hàn Quốc đã bắt đầu một cuộc tập trận chung trong khu vực.

“Cuộc tập trận là hoạt động tiếp theo của cuộc diễn tập hải quân trên biển Hoàng Hải giữa hải quân hai nước. Mục đích của nó là ngăn chặn các đòn khiêu khích của Triều Tiên, và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của liên minh Hàng Quốc – Mỹ,” hãng tin Yonhap dẫn lời thông cáo của Hải quân Hàn Quốc. 

Như vậy, theo Wight, lời cáo buộc Triều Tiên hiếu chiến “đơn giản là rất nực cười”.

Bình luận về tình hình căng thẳng leo thang trong khu vực, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hồi tháng Tư chỉ ra rằng, bất kỳ sự lựa chọn quân sự nào nhằm giải quyết vấn đề Triều Tiên sẽ dẫn đến thảm hoạ.

“Rõ ràng các cách tiếp cận thiếu khéo léo đang bắt đầu được đề cập công khai, đều dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho bán đảo Triều Tiên và toàn bộ khu vực Đông bắc Á,” Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh sau khi Washington đưa ra những tín hiệu về khả năng sử dụng “những lựa chọn quân sự” đối với Bình Nhưỡng.

Minh Đức
Nguồn: toquoc.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.