Chuyên mục
EU đang bị chia rẽ bởi Nga?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

EU đang bị chia rẽ bởi Nga?

Thứ hai 08/12/2014 04:28 GMT + 7
Việc Nga tuyên bố rút khỏi dự án Dòng chảy Phương nam đã khiến nhiều nước châu Âu phải khốn đốn. Liệu rằng đây có phải là một trong những chiến thuật mà Putin tạo ra để chống lại lệnh cấm vận của EU?

Vladimir Putin luôn được biết đến là người biết chọn đúng thời điểm. Vào ngày trước khi ngoại trưởng các nước NATO gặp mặt tại Brussels, Bỉ vào tuần trước để khẳng định sự đoàn kết và quyết tâm trước những hành động được coi là hung hăng của Moscow tại Ukraine, Tổng thống Putin đã được chào đón nồng nhiệt tại Thổ Nhĩ Kỳ, đất nước có quân đội lớn thứ hai trong NATO.

“Chuyến thăm này của ông Putin là dấu hiệu rõ ràng trong sự phát triển mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ”, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu vào ngày 1/12. “Thỏa thuận hợp tác nâng kim ngạch thương mại giữa hai bên lên đến 100 tỉ USD vẫn còn hiệu lực”.


Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bắt tay nhau tại phủ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngày 1/12.


Những tấm ảnh Putin thị sát một đội quân cảnh vệ Thổ Nhĩ Kỳ áo xanh dương, đưa ra chào hàng năng lượng Nga với giá rẻ và cam kết giúp đỡ Thổ Nhĩ Kỳ (một đồng minh NATO chính) trở thành trung tâm phân phối khí đốt Nga được chọn vào đúng thời điểm để hạ thấp hình ảnh đoàn kết của NATO vào ngày tiếp theo.

“Cuộc hội đàm trong chuyến thăm quốc gia của tôi tới Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong không khí rất hữu nghị và hợp tác”, Putin đã phát biểu trong một cuộc họp báo sau cuộc gặp mặt tại cung điện hoành tráng của tổng thống Erdogan tại Ankara.

Chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Putin là động thái mới nhất mà các quan chức quốc phòng phương Tây coi là một tấn công nhiều hướng và có chủ đích nhằm hạ thấp quyết tâm của phương Tây trong vấn đề Ukraine.

Chiến thuật của Kremlin bao gồm hấp dẫn những chính phủ phương Tây dễ thay đổi như Thổ Nhĩ Kỳ về mặt ngoại giao và kinh tế, khẳng định quan hệ với các lực lượng chính trị thân cận (cụ thể là những diễn biến mới về việc Nga hỗ trợ tài chính cho đảng Mặt trận Quốc gia của Pháp), sử dụng chiến thuật tuyên truyền đắt tiền trên truyền thông và những đòn đánh nhằm ảnh hưởng mong muốn hướng về phương Tây của các nước ở rìa phía Đông NATO như Serbia và Moldova.

Chiến thuật này đang dần cho thấy hiệu quả.

Nghị sĩ Anh Hugh Bayley phát biểu trước Đại biểu Quốc hội các nước NATO vào tháng 11 rằng: “Trong số các nước chúng ta, hiện đang có những người không coi hành động của Nga tại Ukraine là mối đe dọa đến lợi ích hay an ninh của quốc gia. Một số đã bị hấp dẫn bởi lời nói của Nga. Số khác chẳng muốn liên quan gì đến việc này cả”.

Tổng thống Erdogan, vốn không vui với những chỉ trích từ các đồng minh châu Âu và Bắc Mỹ đối với những phương pháp nặng tay và chính sách đối ngoại khó lường của ông, tỏ ra rất mừng khi tìm được tiếng nói chung với ông Putin.

“Điều này phản ánh sự đi xuống trong quan hệ với phương Tây của nước này”, bà Amanda Paul, một chuyên gia chính trị về khu vực này từ Trung tâm Chính sách Châu Âu, một viện nghiên cứu đặt tại Brussel cho biết. “Phương Tây đang đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào vòng tay của những nước khác và một trong số đó là Nga, là nước chưa một lần chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ về dân chủ, quyền con người, quyền tự do của nhân dân...”

Với Putin, chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ có thể mang lại nhiều điều. Nó giúp xây dựng quan hệ kinh tế với một nước láng giềng đã không ký vào bản cam kết cấm vận Nga. Chuyến đi cũng là mở đầu cho một đòn đánh lớn vào Liên minh Châu Âu và tạo nên sự chia rẽ trong nội bộ các nước châu Âu bằng việc Putin sẽ rút khỏi Dòng chảy Phương nam, một trong những dự án đường ống dẫn nhằm đưa khí đốt Nga và thị trường EU.


Giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller trong một cuộc họp báo vào tháng 6/2014.


Điều này đã khiến Ý, Áo, Slovenia, Bulgaria, Serbia và Hungary, những nước đã hi vọng được lợi từ đường ống Dòng chảy Phương nam đi qua lãnh thổ của họ, phải điêu đứng.

Putin cũng khiến những nước này trút giận vào EU, trước đó đã tìm cách hạn chế những kế hoạch để đưa gã không lồ năng lượng Gazprom của Nga độc quyền sử dụng đường ống khí đốt. Ông đưa ra một thông điệp rất rõ ràng với Bulgaria, đất nước có quan hệ lịch sử và văn hóa khăng khít với Nga và tham gia EU vào năm 2007.

“Bulgaria đã hết cơ hội hành động như một đất nước có chủ quyền”, Putin nói. “Lợi nhuận trực tiếp từ đường ống khí đốt đối với Bulgaria sẽ không dưới 400 triệu euro mỗi năm, nhưng sau cùng thì đó là lựa chọn của các đối tác Bulgaria của chúng tôi và có vẻ họ có những ràng buộc riêng”.

Lời nói đó đã làm rung động Bulgaria, thành viên nghèo nhất của EU, và các chính trị gia ủng hộ Nga nhanh chóng đổ lỗi cho chính phủ khi đã hy sinh lợi ích của quốc gia dưới sức ép từ EU và Mỹ.

Ông Rumen Ovcharov, thành viên của Đảng Xã hội Bulgaria, trả lời hãng thông tấn Sputnik của Nga rằng: “Bulgaria đã có cơ hội để giành lại sự độc lập về năng lượng của họ. Lãnh đạo đất nước đã hành động không thỏa đáng và ngốc nghếch. Và thật không may, Bulgaria trở thành kẻ thua cuộc”.

Ở khắp châu Âu, điện Kremlin đã xây dựng một mạng lưới đồng minh chính trị, đáng kể nhất là những đảng phái cánh hữu và cánh tả phản đối chính sách của EU và đã nổi lên ở nhiều nước trong thời điểm khu vực đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế kéo dài.

Lãnh đạo của đảng Mặt trận Quốc gia Pháp, bà Marine Le Pen, đã thừa nhận vào tháng 11 rằng đảng này đã nhận được 9 triệu euro từ một ngân hàng Nga. Bà phủ nhận những báo cáo rằng đó là mới chỉ là một phần của một khoản vay 40 triệu euro nhằm tài trợ cho chiến dịch tranh cử tổng thống của bà vào năm 2017.

Bà Le Pen là một trong những người đã chỉ trích gay gắt việc phương Tây hỗ trợ Ukraine, và mong muốn bán tàu chiến công nghệ cao cho Moscow, và miêu tả Putin là hình mẫu lý tưởng.

“Tôi ngưỡng mộ cái đầu lạnh của ông ấy,” bà trả lời kênh truyền hình Euronews, “EU đã tiến hành Chiến tranh Lạnh với ông ấy dưới ảnh hưởng của Mỹ, là nước thực ra đang bảo vệ lợi ích của riêng họ. Tôi khâm phục ông ấy khi ông đã phục hồi lòng người và niềm kiêu hãnh của một quốc gia vĩ đại”.

Trong khi các đảng cánh hữu khác ở châu Âu đã phủ nhận việc nhận tài trợ từ Moscow, họ cũng bày tỏ sự tán đồng về lý tưởng chính trị đối với chủ nghĩa dân tộc của Putin.

Ông Matteo Salvini, lãnh đạo của đảng Khối Phía Bắc của Ý từng nói “Nga là đại diện của tương lai”. Là chính trị gia nổi tiếng thứ hai ở Ý, Salvini đã được mời đến điện Kremlin để gặp mặt Putin, và cả hai đều có chung quan điểm phản đối EU.

Một vài đảng phái châu Âu cánh hữu và cánh tả khác đã khẳng định sự ủng hộ đối với Putin bằng việc tham gia như những bên quan sát trong các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý được tổ chức bởi lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine.

Nhưng Nga không chỉ tập trung vào các đảng phái cực đoan. Điện Kremlin cũng đã tìm được những người ủng hộ trong số những lãnh đạo doanh nghiệp lớn của châu Âu và những thành viên chủ chốt trong những chính đảng ở những nước như Đức, Hungary và Ý.

Một phần chiến thuật của Putin là trực tiếp chạm vào ý kiến công luận ở châu Âu bằng một chiến dịch tuyên truyền rộng rãi nhằm gây ra những nghi hoặc về việc phương Tây lên án hành động của Nga tại Ukraine và các nước lân cận.

Nga cũng đổ rất nhiều tiền vào hãng thông tấn Sputnik, được thành lập vào tháng trước và đứng đầu bởi người dẫn chương trình Dmitry Kiselev theo chủ nghĩa dân tộc, trước đó đã cảnh báo Mỹ rằng Nga có khả năng biến nước Mỹ thành “bình địa phóng xạ”.

Mạng lưới truyền hình nhà nước RT của Nga cũng đã nâng tầm hoạt động của chính họ. Họ đã bắt đầu phát sóng một kênh truyền hình ở Anh, RT UK, vào tháng 10, một kênh trực tuyến tiếng Đức vào tháng 11, và đã thiết lập một chiến dịch quảng cáo với hàm ý rằng Chiến tranh Iraq có thể tránh khỏi nếu người dân lắng nghe các kênh sóng của họ.

Sau đó, các quan chức phương Tây đã kêu gọi một cuộc phản công trên truyền thông. Đầu năm nay, một Trung tâm Thông tin Chiến lược của NATO đã được thành lập ở Latvia. Hội đồng Quan hệ Ngoại giao của Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị định vào tháng 9 cho phép hỗ trợ mỗi năm 10 triệu USD nhằm phản kích những tuyên truyền của Nga tại Ukraine, Georgia và Moldova.

“Cách tốt nhất để chống lại sự sai lệch thông tin là sự thật”, Alexander Vershbow, Phó Tổng thư ký NATO đã viết như thế trong một cuộc tranh luận trực tuyến. “NATO đã cải thiện quá trình đưa ra sự thật qua những kênh truyền thông truyền thống và các mạng xã hội, nhưng tôi tin chúng ta có thể làm tốt hơn thế. Đây là một trong những ưu tiên của chúng tôi”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…

Anh Tuấn (lược dịch)
Nguồn: infonet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.