Chuyên mục
Du học sinh có hoang tưởng hay không?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Du học sinh có hoang tưởng hay không?

Thứ tư 09/12/2015 02:21 GMT + 7
Du học sinh có nên ở lại hay trở về Việt Nam để làm việc đang là câu chuyện gây tranh luận gay gắt trên mạng xã hội.

Đừng quá ảo tưởng!

Ngày 8/12, trên Facebook cá nhân, CEO Đỗ Hoài Nam- lãnh đạo tiêu biểu về khởi nghiệp công nghệ cao tại thung lũng Silicon (Mỹ) có bài viết với tựa đề "Các bạn du học sinh hoang tưởng quá!".

Đỗ Lâm Hoàng, một thí sinh đạt giải nhất của trò chơi "Đường lên đỉnh Olympia" đã chia sẻ những lý do anh ở lại Australia sinh sống

Ông Nam nhìn nhận một số du học sinh được giải thưởng trong sân chơi Đường lên đỉnh Olympia của VTV đã than vãn về việc không về nước vì không được trọng dụng.

Gọi điều này là "hoang tưởng", ông Đỗ Hoài Nam chia sẻ mình cũng từng là du học sinh học bổng từ Úc, cũng từng làm rửa bát, bồi bàn ở xứ người trước khi mở công ty "thi đấu với nhân loại" nên hiểu "cái hay cái dở của các bạn (du học sinh-PV)".

"Nếu các bạn ở lại để chinh phục thế giới thì mình ủng hộ hai tay" - ông Nam nói. Nhưng nếu chọn cách nhẹ nhàng, dễ dàng và tiện lợi cho bản thân mình thì dư luận không nên quan tâm.

Với những ngôn từ mạnh, ông Nam nêu quan điểm: Báo chí không nên cổ vũ cho những "quan điểm lệch lạc" của "các bạn du học sinh".

Bài viết hiện đã có hơn 10.000 lượt thích và gần 1.000 lượt chia sẻ, gần 1.200 bình luận.

Đi hay ở là quyền của mỗi cá nhân

Bên cạnh các ý kiến ủng hộ, không ít người cho rằng lời lẽ của ông Nam quá lên gân, cần nhìn nhận vấn đề khách quan hơn, thậm chí có những bài viết phản bác gay gắt.

Facebooker Anh Pham trong một bài vừa chia sẻ trên trang cá nhân của mình cho rằng chính những quan điểm chỉ trích người trẻ du học không về nước là để cầu an, cầu vinh, cầu sang cho bản thân là "cao đạo, ngạo mạn". Bản thân anh luôn ủng hộ việc người trẻ ra nước ngoài và ở càng lâu càng tốt rồi sau quyết định ở hay về.

Anh cho rằng quyền mưu cầu hạnh phúc cá nhân là chính đáng. Giúp đỡ quê hương cũng có rất nhiều cách.

Theo anh: "Cho tới khi Việt Nam đạt được mức thu nhập trung bình còn thấp hơn 5.000 USD, nên có chính sách khuyến khích người ta ra nước ngoài học tập và làm mọi việc để chuẩn bị động lực cho những cú thúc mạnh cần thiết 10 năm sau" và rằng "Không ai hẹp hòi tranh luận rồi cưỡng ép ai học đại học ở Hà Nội xong phải về quê mà giúp đỡ quê hương hết cả (..)Các cháu cứ tự nhiên ra đi tìm nơi nào đất lành nhất thì đậu, cứ tự chăm sóc bản thân cho tốt, ổn rồi thì chăm sóc cho quê hương bản quán".

"Em nghĩ tùy hoàn cảnh tùy cách định giá cuộc sống của từng người, vấn đề đi hay ở là cá nhân, chỉ có người đó biết được là nên hay không nên là đúng hay sai thôi" - Facebooker Tam Pham chia sẻ.

Không phải là "một người nổi tiếng",chị Phan Tâm chia sẻ ở góc độ cá nhân: "Về hay ở là quyết định cực kỳ khó khăn, nhất là những người có gia đình, con cái". Chị cho biết, khi mới sang thì muốn đòi về, nhưng đến khi con đi học thì chị muốn ở lại vì quá hài lòng với nền giáo dục của nước sở tại. Chị chia sẻ thêm, mình đã từng chứng kiến nhiều gia đình đi học, đưa con sang cùng, năm đầu tiên xác định về nhưng đến năm thứ 2 trở đi thì cố gắng xoay xở ở lại.

Lý giải về sự khác biệt trong quan niệm của Facebooker Đỗ Hoài Nam và những quán quân Olympia, Facebooker Phan Huy Công nhìn nhận: "Trong khi anh Đỗ Hoài Nam nói về môi trường kinh doanh và Startup thì anh Đỗ Lâm Hoàng nói về môi trường học thuật & nghiên cứu khoa học. Vì nhìn theo hai hướng khác nhau nên chắc chắn cuộc tranh luận này sẽ còn kéo dài ... kéo dài ... mãi".

Không phải là "một người nổi tiếng", chị Phan Tâm chia sẻ ở góc độ cá nhân: "Về hay ở là quyết định cực kỳ khó khăn, nhất là những người có gia đình, con cái". Chị cho biết, khi mới sang thì muốn đòi về, nhưng đến khi con đi học thì chị muốn ở lại vì quá hài lòng với nền giáo dục của nước sở tại. Chị chia sẻ thêm, mình đã từng chứng kiến nhiều gia đình đi học, đưa con sang cùng, năm đầu tiên xác định về nhưng đến năm thứ 2 trở đi thì cố gắng xoay xở ở lại.

Không phải là "một người nổi tiếng", chị Phan Tâm chia sẻ ở góc độ cá nhân: "Về hay ở là quyết định cực kỳ khó khăn, nhất là những người có gia đình, con cái". Chị cho biết, khi mới sang thì muốn đòi về, nhưng đến khi con đi học thì chị muốn ở lại vì quá hài lòng với nền giáo dục của nước sở tại. Chị chia sẻ thêm, mình đã từng chứng kiến nhiều gia đình đi học, đưa con sang cùng, năm đầu tiên xác định về nhưng đến năm thứ 2 trở đi thì cố gắng xoay xở ở lại.

Đăng Duy (tổng hợp)
Nguồn: vietnamnet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.