Chuyên mục
Lợi dụng WeChat: “Nếu là sự thật, phải lên tiếng phản đối”
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Lợi dụng WeChat: “Nếu là sự thật, phải lên tiếng phản đối”

Thứ sáu 01/02/2013 04:13 GMT + 7
Thời gian gần đây cộng đồng mạng xôn xao về một phần mềm xuất xứ từ Trung Quốc với tên gọi là Wechat. Đây là ứng dụng giúp người dùng tán gẫu với bạn bè bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên không ít người sử dụng phần mềm wechat này lại đang lên tiếng về nguy cơ bị quấy rầy và bị đánh cắp dữ liệu.

Những nghi ngờ đối với phần mềm WeChat là “phần mềm gián điệp” không phải là không có cơ sở khi trong những ngày gần đây, cộng đồng mạng trong nước phát hiện ra dường như thông qua WeChat, TQ đang muốn gài bẫy người dùng “xác nhận” chủ quyền về “đường lưỡi bò” trên Biển Đông mà phía TQ đã “vẽ” ra, không có cơ sở về mặt pháp lý.

 
Bản đồ Biển Đông bằng tiếng Anh trên WeChat không hề có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Cụ thể: Trong bản đồ ở phiên bản tiếng Anh, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đã bị WeChat cố tình “lờ đi”. Trong khi đó, tại phiên bản tiếng Trung, bản đồ có “đường lưỡi bò” phi pháp lại được WeChat thể hiện rõ ràng.

Ngoài ra, khi tung sản phẩm vào Việt Nam, Tencent đưa vào rất nhiều điều khoản yêu cầu người dùng xác nhận. Một trong những điểm đó là đồng ý mọi thông tin trên WeChat là đúng sự thật!

 
Trong khi đó, bản đồ Biển Đông bằng tiếng Trung lại thể hiện rất rõ "đường lưỡi bò" phi pháp mà phía Trung Quốc đã tự "vẽ" ra để lấy cớ tranh chấp.

Chỉ mới 2 năm, ứng dụng WeChat đã có hơn 200 triệu người sử dụng và trở thành cứu tinh cho việc tăng trưởng người dùng của Tencent.

Ở Việt Nam, theo công bố của Tencent, hiện có khoảng hơn 1 triệu người đang sử dụng phần mềm WeChat. Còn trên thế giới, số lượng người đang dùng WeChat lên đến hàng chục triệu người.

Nhiều người đã tỏ ra lo ngại rằng, cùng với việc sử dụng bản đồ Biển Đông trong đó “ngang nhiên xóa bỏ” hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và đưa “đường lưỡi bò” của mình vào, TQ đang đã tiến sâu hơn trong vấn đề Biển Đông. Thông qua WeChat, TQ sẽ gài bẫy người dùng “xác nhận chủ quyền” phi pháp về “đường lưỡi bò” và sẽ có cái cớ để tranh luận trong các cuộc họp, hội thảo về chủ quyền tại Biển Đông!

 
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: "Nếu đây đúng là sự thực thì phải lên tiếng phản đối".

Trao đổi với PV về vấn đề này, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (nguyên đại biểu Quốc hội khóa VIII, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, nguyên Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cựu chiến binh Việt Nam) cho rằng Nhà nước cần phải tăng cường hơn nữa những biện pháp quản lý đối với những dịch vụ và phần mềm nguồn gốc từ nước ngoài có nguy cơ đe dọa đến an ninh, quốc phòng cũng như chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng: “Hiện tại, phần mềm WeChat bị tố là “phần mềm gián điệp” của TQ mới chỉ từ phía người dùng, còn về mặt pháp lý, chúng ta chưa có cơ sở để khẳng định phía TQ họ có can thiệp vào đây hay không.

"Tuy nhiên, việc họ sử dụng bản đồ Biển Đông “lờ” đi hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và ngang nhiên đưa “đường lưỡi bò” phi lí vào là không thể chấp nhận được. Nếu đây là sự thật, chúng ta phải lên tiếng phản đối việc này", Trung tướng Nguyễn Quốc Thước khẳng định.
Nguồn: soha.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.