Chuyên mục
Nga: Cường quốc duy nhất có thể điều khiển
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nga: Cường quốc duy nhất có thể điều khiển "cuộc chơi" ở Trung Đông

Thứ ba 12/12/2017 15:56 GMT + 7
Nhật báo Pháp Le Figaro nhận định, trong cuộc khủng hoảng Trung Cận Đông hiện nay, Nga là cường quốc duy nhất có liên hệ với mọi bên để có thể đóng vai trò trung gian điều khiển "cuộc chơi".

Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ đến Syria hôm 11.12, tuyên bố rút quân đội Nga sau chiến thắng IS. Ảnh: Getty Images

Trong bối cảnh lò lửa chiến sự Trung Đông đang nóng rực từ khi Tổng thống Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel và các hiềm khích tranh giành ảnh hưởng trong các nước Arab tiếp tục căng thẳng cao độ, nhật báo Le Figaro có bài nhận định về vai trò hiện tại của Nga ở khu vực Trung Đông.

Tờ báo cho biết, một chuỗi sự kiện phức tạp bùng phát kể từ phong trào Mùa xuân Arab đã đẩy Nga vào đấu trường này. Năm 2011, sau khi Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak bị lật đổ ở Cairo, Nga cảm thấy bị phản bội khi Anh và Pháp mở chiến dịch tấn công Libya lật đổ Tổng thống Muammar Gaddafi, từ lâu vẫn là đối tác kinh tế quan trọng của Mátxcơva.

Vài tháng sau, đến lượt Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị đe dọa. Theo Kremlin, mối đe dọa đó không phải từ đường phố ở Syria mà là từ nhưng nhà bảo trợ phương Tây. Cuộc can thiệp quân sự của Nga vào Syria bắt đầu từ tháng 9.2015 là câu trả lời cụ thể cho các thách thức an ninh của họ.

Theo bài báo, trong cuộc khủng hoảng Trung Cận Đông vùng Vịnh hiện nay, Nga là cường quốc duy nhất có liên hệ với mọi bên để có thể đóng vai trò trung gian điều khiển cuộc chơi.

Nga hợp tác chặt chẽ với Iran trong việc tìm kiếm giải pháp chính trị cho Syria, trong khi đa số các nước từ Saudi Arabia đến Mỹ không nói chuyện được với Tehran. Không can dự trực tiếp nhưng Nga xích lại với Qatar để thúc đẩy vương quốc này đối thoại với Saudi Arabia.

Le Figaro nhận định: "Giờ đây, từ thắng lợi quân sự, Mátxcơva trở thành người đối thoại bắt buộc mà các nước bảo trợ cho phe nổi dậy ở Syria phải thích nghi. Thổ Nhĩ Kỳ chống kịch liệt Syria cũng đang hợp tác chặt chẽ với Nga".

Như vậy, có thể thấy vai trò của Tổng thống Putin và Nga là không thể phủ nhận ở Trung Đông lúc này. Với vị thế đó, Nga đang tìm cách gia cố các mối quan hệ thương mại với mọi tác nhân trong vùng, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự.

K.M

Lệnh rút quân khỏi Syria, Tổng thống Putin muốn bắn tín hiệu gì?

Giới phân tích nhận định đằng sau tuyên bố rút một “phần đáng kể” binh lính Nga đang đóng quân tại Syria ẩn chứa một thông điệp rõ ràng từ Tổng thống Vladimir Putin.


Tổng thống Putin lệnh quân Nga rút khỏi Syria sau khi đánh bại IS. Ảnh: RT

Phóng viên kì cựu Adel Darwish nhận xét: “Tuyên bố của Tổng thống Putin muốn trấn an khu vực, người trong nước Nga và cả binh sĩ rằng nhiệm vụ đã hoàn thành”. Kể từ khi mở chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng theo lời đề nghị của Tổng thống Syria Bashar Assad, Moskva luôn theo đuổi mục tiêu duy nhất – “giữ nguyên tính toàn vẹn của Syria”.

Phóng viên Darwish nhấn mạnh lệnh rút quân của Tổng thống Putin là tín hiệu ám chỉ “khủng bố đã bị đánh bại”, tuy nhiên “vẫn còn nhiều việc phải giải quyết” để ngăn chặn tư tưởng cực đoan IS lan truyền rộng rãi.

Ông Darwish ca ngợi “nếu không có sự can thiệp của Nga, sẽ chẳng có lực lượng nào đủ lớn để đánh bật nhóm khủng bố”.

Cùng quan điểm, Giám đốc Viện nghiên cứu Anh Gnosos - Ammar Waqqaf tin rằng quân đội Nga hỗ trợ lực lượng chính phủ Syria thực sự giúp “lật lại thế cờ” tại quốc gia Trung Đông này. Ông cho rằng Nga quan trọng hơn cả là đóng vai trò như“một nhân tố đánh vào đòn tâm lý”. Phiến quân bỗng dưng cảm thấy chúng không đơn thuần là gây chiến với một chính phủ Syria, mà giờ có một “cường quốc” tham gia. Điều này ảnh hưởng tới khả năng và nhuệ khí chiến đấu của các tay súng trên mặt trận.

Không chỉ có vậy, theo giám đốc Waqqaf, chuyến thăm bất ngờ của Tổng thống Putin tới căn cứ không quân Hmeymim vào ngày 11/12 còn thể hiện “niềm tin to lớn vào Syria và sự ổn định của quốc gia”.

Giáo sư khoa học chính trị trường Đại học Damascus, Tiến sĩ Bassam Abuabdallah nhấn mạnh Tổng thống Putin “muốn nói cho mọi người trong khu vực và phương Tây rằng Nga sẽ tiếp tục ủng hộ chính phủ và quân đội Syria trong công cuộc chống chủ nghĩa khủng bố”.

Theo các bình luận viên, bên cạnh thông điệp mang sức mạnh ca ngợi về sự thành công của chiến dịch chống IS, lời tuyên bố của Tổng thống Putin còn là đòn gây sức ép lên Washington - một vị khách “không mời” tham gia chống IS tại Syria. “Lý do mà quân Mỹ có mặt tại Syria đã không còn. Quân đội Mỹ không cần phải có mặt trong khu vực, trừ khi Mỹ muốn nhúng bùn đen và gây rắc rối nhiều hơn”, chuyên gia Darwin giải thích.


Hồng Hạnh
Nguồn: laodong.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.