Chuyên mục
Máy bay Trung Quốc “sống nhờ” động cơ Nga
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Máy bay Trung Quốc “sống nhờ” động cơ Nga

Thứ tư 14/03/2012 10:33 GMT + 7
Một mặt Bắc Kinh để rò rỉ “một cách tự hào” hình ảnh của máy bay tàng hình thế hệ thứ năm J-20, mặt khác lại tiếp tục mua động cơ và phụ tùng thay thế của Nga. Điều này cho thấy Trung Quốc đang gặp bế tắc về công nghệ.


Theo tờ RT của Nga, Trung Quốc đang cố gắng “đi tắt đón đầu” các siêu cường quân sự trên thế giới nhưng lại không nắm được yếu quyết kỹ thuật, ví dụ động cơ cho các loại máy bay siêu âm. “Chính vì vậy, còn quá sớm để nói rằng Trung Quốc đủ khả năng chế tạo máy bay thế hệ thứ năm (5G) từ đầu đến cuối” – ông Vasily Kashin của Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ cho biết.

 

J-20 được Trung Quốc "khoe" là máy bay thuộc thế hệ thứ năm. Ảnh: chinesemilitaryreview.blogspot.com

 
 
Bậc thầy sao chép
 
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc là khách hàng mua máy bay quân sự lớn nhất của Nga. Nước này đã mua tổng cộng 178 chiến đấu cơ dòng Su-27/Su-30 cho đến khi sao chép thành công J-11. Ngoài ra, J-15 được bắt chước theo Su-33, J-10 là bản sao của Su-27, FC-1 là “anh em” của MiG-29
Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc thực sự là một bước tiến lớn. Đến nay, máy bay đã thực hiện 60 cuộc bay thử. Còn nhớ năm 2009, Tướng He Weirong, Phó Chỉ huy Không quân Trung Quốc, ước đoán J-20 không thể đưa vào hoạt động trước khoảng thời gian 2017 – 2019. Nhưng mốc thời gian này có thể sẽ được rút ngắn.
Là sản phẩm của Công ty Máy bay Thành Đô, J-20 là máy bay quân sự “tự lực” đầu tiên của Trung Quốc. Trên J-20 không có dấu vết hiển hiện nào về sao chép công nghệ nước ngoài và nó không bắt chước Raptor F-22 của Mỹ hay T-50 PAK-FA của Nga.
 
Tuy vậy, J-20 đang bay với hai động cơ phản lực AL-31F do Nga chế tạo. AL-31F vốn được chế tạo cho chiến đấu cơ Su-27 của Nga mà Trung Quốc mua từ giữa thập niên 1980. Trung Quốc từng thử gắn động cơ do họ chế tạo theo mẫu AL-31F trong chuyến bay thử thứ hai của J-20 nhưng hàng thử không so được với hàng gốc về độ tin cậy và độ bền.
 
Vấn đề thực sự ở đây là cả hàng gốc AL-31F và hàng thử của Trung Quốc đều là động cơ của thế hệ máy bay cũ. Vì vậy, Trung Quốc hoàn toàn không có động cơ cho một chiếc máy bay 5G.

 
J-20 của Trung Quốc đang bay với động cơ Nga. Ảnh: chinesemilitaryreview.blogspot.com

 
Một điều oái oăm khác, Trung Quốc ra sức rao bán các sản phẩm “nhân bản vô tính” của Nga với giá ưu đãi, như bán J-11 với giá 11 triệu USD - thấp hơn nhiều so với nguyên mẫu Su-27 (hơn 30 triệu USD), trong khi vẫn mua động cơ và phụ tùng thay thế của Nga với số lượng vượt xa nhu cầu bảo trì.
  
Những thông tin mập mờ quanh hợp đồng mua bán 48 chiếc Su-35 trị giá 4 tỉ USD của Nga và Trung Quốc gần đây có thể chỉ vì động cơ phản lực tân tiến AL-41F1C. Nhờ AL-41F1C, Su-35 đạt được tốc độ siêu thanh mà không cần thùng chất đốt phụ, một đặc trưng của máy bay 5G. Nói cách khác, AL-41F1C là thứ Trung Quốc cần để biến J-20 trở thành máy bay 5G thật sự.
 
Nga cũng rất cảnh giác với Trung Quốc. Moscow chỉ chịu bán máy bay đã lắp ráp cho Bắc Kinh, song song đó là ký thỏa thuận chống sao chép công nghệ đặc biệt. “Trung Quốc luôn cố mua các bộ phận vũ khí riêng rẽ để thử nghiệm và ứng dụng. Dĩ nhiên Nga biết những nguy cơ này và luôn từ chối bán vũ khí với số lượng nhỏ” – ông Vasily Kashin giải thích.

 
Mua cả chiếc Su-35 để lấy động cơ gắn vào J-20 là quá hoang phí với Trung Quốc. Ảnh: Reuters

 
Theo ông Kashin, có thể cuối cùng Trung Quốc sẽ chấp nhận ký hợp đồng để Nga cung cấp động cơ phản lực cho dự án J-20. “Mua cả chiếc Su-35 chỉ để lấy động cơ gắn vào J-20 là quá hoang phí” – ông Kashin nói.
 
Cũng theo ông Kashin, J-20 là dự án “liều mạng về mặt kỹ thuật” vì không có gì đảm bảo là Trung Quốc có thể “hòa hợp” các hệ thống đang được phát triển riêng rẽ của dự án vào năm 2017. Do đó, J-20 sẽ bay bằng động cơ Nga trong nhiều năm cho đến khi Trung Quốc đủ sức chế tạo động cơ riêng.
Bằng Vy
Nguồn: nld.com.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.