Chuyên mục
Trung Quốc rục rịch chiến tranh tiền tệ?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Trung Quốc rục rịch chiến tranh tiền tệ?

Thứ bảy 07/02/2015 04:22 GMT + 7
Bắc Kinh đang ấp ủ một kế hoạch có khả năng tác động sâu sắc hơn lên thị trường quốc tế sau động thái nới lỏng tiền tệ mới đây theo nhận định của Bloomberg.

Động thái hạ tỷ lệ dự trữ tiền mặt trong cách ngân hàng xuống còn 19,5% của Trung Quốc đơn thuần mang tính biểu tượng. Ảnh: Bloomberg

Trung Quốc vừa chính thức gia nhập đội ngũ hơn một chục nước nới lỏng tiền tệ. Ngân hàng Trung ương nước này vừa khiến giới đầu tư ngạc nhiên khi hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 50 điểm để thúc đẩy tín dụng và chống chọi lạm phát.

Tuy nhiên, có thể Bắc Kinh đang làm nóng máy cho một cuộc chiến quy mô hơn, khốc liệt hơn thế trên thị trường tiền tệ, Bloomberg nhận xét.

Một mũi tên, hai đích

Động thái hạ tỷ lệ dự trữ tiền mặt trong các ngân hàng xuống còn 19,5% của Trung Quốc đơn thuần mang tính biểu tượng. Nó ngầm gửi đi thông điệp cho thị trường quốc tế và các nhà đầu tư rằng “Bắc Kinh vẫn kiểm soát mọi thứ trong tầm tay”.

Tuy nhiên, quyết định trên cũng cho thấy Trung Quốc có khả năng áp dụng chính sách nới lỏng để tạo đà tăng trưởng kinh tế. Nếu tình hình kinh tế quốc tế thêm mờ mịt, không ngoại trừ khả năng Trung Quốc sẽ kéo lãi suất cho vay 5,6%/năm về 0.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 50 điểm để thúc đẩy tín dụng và chống chọi lạm phát.

Cùng lúc, Bắc Kinh đang ấp ủ một kế hoạch có khả năng tác động sâu sắc hơn thế lên thị trường quốc tế. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đang xem xét biện pháp để kéo dãn khung tỷ giá hối đoái nhằm hạn chế dòng vốn tự do ra vào nền kinh tế, một quan chức cho biết.

Để gọi tên trực tiếp, có thể coi đây là bước đầu tiên dẫn đến phá giá nhân dân tệ và chiến tranh tiền tệ, Bloomberg khẳng định.

Khi Trung Quốc lao đao với mức tăng trưởng thấp nhất trong 24 năm, Chủ tịch Tập Cận Bình chịu sức ép phải kích thích kinh tế.

Tuy nhiên lựa chọn rủi ro này có thể khiến ông vi phạm cam kết giảm gánh nặng nợ trong nền kinh tế (đã nhảy vọt 20 nghìn tỷ USD từ 2009 đến 2014).

Lúc này, lựa chọn lý tưởng nhất là giảm tỷ giá, vừa thúc đẩy tăng trưởng, vừa tránh thổi phồng thêm bong bóng tín dụng.

Đồng nhân dân tệ rẻ hơn sẽ thúc đẩy xuất khẩu, cho ông Tập thêm thời gian để lèo lái nền kinh tế thoát ly tình trạng đầu tư và vay mượn quá tải.

Khuấy động láng giềng

Câu hỏi đặt ra là: Vậy phần còn lại của thế giới sẽ làm gì?

Đồng nhân dân tệ sụt giá đột ngột sẽ buộc Nhật Bản phải cởi trói thêm một gói kích thích. Tương tự với Hàn Quốc, nước vốn đang xoa dịu vết thương ngành xuất khẩu.

Singapore cũng có thể phải tính đến hạ tỷ giá, sau khi vừa phá giá đồng bản tệ trong tuần trước. Rồi sau đó sẽ đến lượt quan chức Bangkok, Hà Nội, Jakarta, Manila, Đài Bắc và thậm chí Mỹ Latin ra tay để bảo vệ lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế, Bloomberg chỉ ra.

Khi Trung Quốc lao đao với mức tăng trưởng thấp nhất trong 24 năm, Chủ tịch Tập Cận Bình chịu sức ép phải kích thích kinh tế. 

Nhìn xung quanh các nước láng giềng, có thể Trung Quốc đang thấy ngày càng nôn nóng. Ngày 3/2, Úc đột ngột hạ lãi suất chủ chốt 25 điểm, “một động thái thổi bùng dự đoán về một cuộc chiến tiền tệ”, bà Christy Tan, chuyên gia tại Ngân hàng Trung ương Úc thừa nhận.

Đây cũng có thể là lí do khiến PBOC phát tín hiệu “đang chuẩn bị các biện pháp phản ứng”, bà nói.

Đối với Trung Quốc, Nhật Bản là nhân tố “kích động” mạnh nhất. Dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe, đồng yen tuột giá 30% đã giáng đòn vào nền công nghiệp Trung Quốc.

Các hãng “vớ bẫm” như Toyota và Sony thừa cơ hạ giá sản phẩm để giành giật thị trường, khơi dậy thành công hiện tượng giảm phát xuất khẩu.

Chưa kể, ông Abe còn phủ vỏ bọc chính trị cho động thái phá giá yen. Nhìn lại, các thượng nghị sỹ Mỹ chĩa mũi dùi vào Trung Quốc, cáo buộc nước này thao túng tiền tệ, chứ không phải Nhật Bản.

"Ăn xin thế giới"

"Nếu không chịu tăng cường hoạt động kinh tế nội địa mà chỉ chăm chăm phá giá đồng tiền, bạn đơn thuần đang cướp miếng ăn của thế giới".

Sẽ rất nguy hiểm nếu nhiều nền kinh tế cùng tham gia và chạy đua tới cùng trong cuộc chiến. Nó rung lắc thị trường ở mức dao động lớn chưa từng thấy, đẩy một dòng tiền nóng quy mô khổng lồ vào ứ nghẹn các nền kinh tế đang phát triển. Nó sẽ thổi phồng bong bóng tài sản và kéo lê lãi suất trái phiếu.

“Nếu không chịu tăng cường hoạt động kinh tế nội địa mà chỉ chăm chăm phá giá đồng tiền, bạn đơn thuần đang cướp miếng ăn của thế giới. Nó biến bạn thành kẻ ăn mày các nước láng giềng”, ông Raghuram Rajan, Thống đốc ngân hàng dự trữ Ấn Độ trả lời Bloomberg. 

LỀ PHƯƠNG
Nguồn: Bizlive.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.