Chuyên mục
Thâm nhập thú chơi Máy ảnh cổ tại Việt Nam
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Thâm nhập thú chơi Máy ảnh cổ tại Việt Nam

Thứ năm 22/11/2012 04:28 GMT + 7
Trong những năm gần đây, máy ảnh số đã trở thành một vật dụng hết sức quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta với rất nhiều chủng loại cũng như kích cỡ. Từ loại máy ảnh du lịch nhỏ gọn nằm vừa trong lòng bàn tay đến dòng máy chuyên nghiệp DSRL to đùng nặng trịch đều sử dụng công nghệ kỹ thuật số an toàn gọn nhẹ thay cho những cuộn phim lích kích.

Bên cạnh sự ưu việt trong khâu tráng rửa và hậu kỳ, máy ảnh số còn được trang bị những tính năng vô cùng tiện dụng như: tự động lấy nét, cân bằng trắng, đo sáng... Sự tồn tại của máy ảnh cổ sử dụng phim cùng phương pháp chụp thủ công dường như chẳng còn mấy ý nghĩa đối với phần lớn người tiêu dùng.
 
Hiện nay chỉ còn một số ít những người gắn bó với chiếc máy ảnh cổ tạo thành một cộng đồng nhỏ tại các diễn đàn về ảnh trên mạng.

 
Những chiếc máy ảnh cổ lỗ sỹ này có gì hấp dẫn?
 
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao họ lại đi ngược lại với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật như vậy? Máy ảnh cổ có gì hấp dẫn mà những người này lại mê mẩn nó đến vậy?

Sở thích và đam mê

Vâng, hai từ sở thích và đam mê chính là lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi trên.

Trong cuộc trò chuyện nhỏ với một nhóm người chơi máy ảnh cổ tại Hà Nội, anh B chia sẻ lý do tại sao lại đến với thú chơi này của mình: “Trước đây mình đã từng dùng rất nhiều chiếc DSRL của hãng Nikon và Canon, nhưng chỉ sau một lần thấy nước ảnh đặc biệt của Rolleiflex, mình đã quyết định tậu bằng được một chiếc và gắn bó cho tới giờ.”

Hầu hết mọi người chơi máy phim đều cho rằng màu sắc và nước ảnh rửa ra từ phim mang lại một nét đẹp khó tả, một sự cuốn hút rất riêng mà ảnh chụp từ máy số không thể nào có được.
 
 
 
 
Màu sắc của ảnh chụp từ máy phim rất thú vị.
 
Cũng là một người dùng máy ảnh cổ, tuy nhiên lý do gắn bó với thứ đồ chơi này của anh T lại rất khác: “Cuộc sống bây giờ nhanh quá, xô bồ quá, đôi khi mình hay đi dạo chụp ảnh đường phố cho thảnh thơi. Những lúc từ từ căn chỉnh khẩu tốc, nhìn đời qua khung ngắm máy ảnh vê lens từ mờ cho tới khi nét mình cảm thấy rất thư giãn. Chụp ảnh bằng máy phim cổ đem lại cho mình cảm giác được sống chậm lại do phải đắn đo suy nghĩ trước khi bấm máy. Nó khác hẳn với máy số, cứ dơ lên là xoạch xoạch xoạch, bức này không đẹp thì bức kia đẹp, các thông số đều đã hiển thị rõ ràng trên màn hình, chẳng có gì thú vị cả.”

 
Chơi máy ảnh cổ đem lại cảm giác sống chậm hơn.
 
Ngoài ra, tất cả mọi người đều khẳng định thêm một lý do mà họ thích những chiếc máy ảnh cổ này là bởi chúng rất đẹp.

Khó khăn?

Trong quá trình theo đuổi niềm đam mê và sở thích của mình, những người chơi máy ảnh cổ chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn nhất định do họ đang đi ngược lại với xu thế chung.

Vấn đề đầu tiên phải kể đến là: làm sao để có thể mua được chiếc máy ảnh ưng ý. Hầu hết những thiết bị này đều đã lỗi thời và đã ngưng sản xuất từ cách đây hàng chục năm nên việc kiếm được một chiếc ngon lành không lỗi lầm gì là một công cuộc không hề đơn giản.

Với những chiếc máy không quá độc thì có thể tìm thấy tại các cửa hàng máy ảnh cũ hoặc chịu khó rình chờ những nhà sưu tầm “xả hàng”. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng may mắn tìm được đồ còn ngon lành để rước về. Tất cả phụ thuộc vào sự may mắn của bạn.

Đối với những máy thuộc dạng “độc” thì hành trình tìm kiếm gian chuân hơn rất nhiều bởi dù có chờ mòn mỏi cũng chẳng có ai rao bán cả. Cụ thể như trường hợp của anh B, để tìm được một chiếc Rolleiflex ưng ý, anh đã phải nhờ một người bạn săn lùng tại các chợ đồ cũ và cửa hàng máy ảnh cổ ở Đức cả tháng trời mới mua được và mang về cho. Anh chia sẻ: “Nhờ tìm mãi bạn anh mới mua được rồi xách về lỉnh kỉnh, cầm được cái máy mà sướng cả người.”

 
Đợi mãi mới lấy được máy về.
 
Theo những người trong hội chơi nhỏ này thì anh B thuộc dạng may mắn bởi có người biết mà lùng về cho, rất nhiều người phải rình trên các website trong nước và nước ngoài xem có ai bán không rồi đặt mua. Không ít lần họ dính phải “quả ôi” sau khi nhận hàng ship về từ nước ngoài, hỏng tùm lum không sửa được, mất tiền mua về một “cục chặn giấy” không hơn không kém.

Sau khi đã có được chiếc máy ảnh ưng ý, vấn đề còn lại chính là chụp. Khác hẳn với đa phần các loại máy kỹ thuật số chỉ cần bấm chụp là có ảnh, khi dùng những thiết bị cổ lỗ sĩ này, bạn sẽ phải tự căn chỉnh khẩu, tốc và mân mê chán chê để có được tấm hình vừa đúng nét vừa đúng sáng.

 

 
Lấy nét cũng là cả một vấn đề.

Anh G vui vẻ nói: “Chơi máy ảnh cổ này là đo sáng bằng niềm tin và lấy nét bằng hi vọng. Máy SLR có ngắm trực tiếp còn dễ chứ máy rangefinder thì thôi, siêu khổ, cứ căn khoảng cách rồi vặn và ước ao… Thời gian đầu cũng phải toát mồ hôi mới chụp được cái ảnh ra hồn, cả cuộn phim may ra lấy được 1 - 2 kiểu, sau này thì quen dần, chụp ảnh càng lúc càng thấy thú vị hơn hẳn so với máy số.”

“Có một cách giải quyết khá đơn giản là mang theo một máy kỹ thuật số để chụp thử xem tốc và khẩu bao nhiêu rồi cứ thế mà chiến.”

Thực tế thì hầu hết các máy đều có vạch đo sáng trên máy, nhiều chiếc còn trang bị hẳn đo sáng tự động bên trong, tuy nhiên nhiều trường hợp vẫn có sai khác nhất định. Làm chủ được thiết bị vừa là điều khó khăn nhưng cũng là một điểm thú vị khi dùng máy ảnh cổ.

Thú vui tốn kém?

Hầu hết những chiếc máy cổ này đều không hề đắt, có chiếc chỉ vài trăm nghìn đồng, đa số chỉ khoảng 2 triệu đồng (ví dụ Nikon FM2 chỉ khoảng 1,5 triệu đồng hay Lomo 8m khoảng 600 ngàn đồng), tuy nhiên có những chiếc hàng độc thì giá có thể bay lên 6 – 7 triệu đồng (Rolleiflex), cá biệt có thể lên tới cả chục triệu cho những máy cực hiếm.

Các loại lens thì có giá đắt hơn máy và giao động khá mạnh tuỳ theo chất lượng, độ cũ mới của thấu kính cũng như vỏ ống kính.

 
Mấy cái máy này cũng rẻ thôi, nhưng mà phim thì...
 
Trong khi máy số chỉ cần đầu tư một lần máy, thẻ nhớ rồi dùng tẹt thì khi chơi máy ảnh cổ, bạn sẽ tốn rất nhiều tiền cho chi phí mua phim và tráng rửa, scan chúng. Cụ thể hơn, một cuộn phim 35mm bình thường chụp được 36 kiểu có giá khoảng 35 – 40 nghìn đồng, rửa mất 20 nghìn đồng nữa, scan cũng sẽ mất thêm tiền. Đối với loại phim đặc biệt dành cho Rolleiflex thì 100 nghìn đồng 1 cuộn 12 kiểu, phí tráng rửa là 50 nghìn đồng.

Các thiết bị này được rao bán khá nhiều trên các diễn đàn nhiếp ảnh, tuy nhiên gần như chỉ có người dùng trao đổi với nhau nên không phải lúc nào muốn mua cái mới đẩy cái cũ cũng được ngay, còn phải chờ xem có ai muốn đổi không.

Thay lời kết, tôi xin mượn một câu nói của thành viên giấu tên trong nhóm nhỏ này: “Đâu phải cứ hiện đại mới là hay, mình cảm thấy tuyệt vời là được rồi!”.

Một số hình ảnh của những chiếc máy cổ:

 

 

 

 
Chiếc Rolleiflex.

 

 
Chiếc Praktica LTL.

 

 
Chiếc Lomo 8M.


genk.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.