Chuyên mục
Phương Tây phải tìm tài sản của nhà giàu Nga ở đâu?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Phương Tây phải tìm tài sản của nhà giàu Nga ở đâu?

Thứ sáu 21/03/2014 20:43 GMT + 7
Nếu phương Tây muốn đóng băng tài sản của các đại gia Nga bên ngoài lãnh thổ, họ sẽ không phải tìm đâu xa.

Mỹ và châu Âu đã đáp trả vụ sáp nhập giữa Crimea và Nga bằng các việc đóng băng tài khoản một vài nhân vật quan trọng của Nga.
 
Nếu phương Tây muốn đóng băng tài sản của các đại gia Nga bên ngoài lãnh thổ, họ sẽ không phải tìm đâu xa: Tài sản lưu trữ của Nga hầu hết chỉ tập trung ở một số quốc gia nhất định theo số liệu mới nhất.

Những tài sản này bao gồm trái phiếu, chứng khoán và các tài sản cá nhân khác. Trong 500 triệu USD tài sản đầu tư của công dân Nga đặt tại nước ngoài, gần 2/3 số đó được giữ trong các tài khoản tập trung tại ba nước: Cyprus, Hà Lan và British Virgin Islands, theo số liệu Ngân hàng Nga cung cấp. Đây là ba thiên đường thuế đối với người giàu Nga trong phong trào đem tài sản ra ngoại quốc cất trữ bắt đầu vào những năm 2000.


2/3 tài sản đầu tư của công dân Nga giữ trong các tài khoản tập trung 
tại ba nước: Cyprus, Hà Lan và British Virgin Islands

Ngoài việc tránh thuế, nhà giàu Nga thích để tài sản trong các “két an toàn” tại nước ngoài vì “Chính phủ Nga chỉ hỗ trợ chủ yếu các nhà đầu tư vừa và nhỏ”, theo báo cáo 2011 của Trung tâm đầu tư bền vững quốc tế Vale Columbia.
 
Các nhà đầu tư lớn gặp phải cú sốc một năm về trước khi cuộc khủng hoảng tài chính tại Cyprus khiến các ngân hàng tại đây thắt chặt hoạt động rút tiền, từ đó khiến nhiều đại gia Nga không tiếp cận được tiền của chính mình.

Vì thế, rất nhiều người đã chọn chuyển tài sản sang cất tại British Virgin Islands. Theo ước tính, khu vực này nhận thêm tới 61 tỷ USD tài sản từ công dân Nga chỉ trong 3 quý đầu năm ngoái.
 
Mặc dù Cyprus đã thắt chặt việc quản lý tài sản, người Nga vẫn rót 7,5 tỷ USD tài sản vào cất giữ tại đảo quốc này trong 9 tháng đầu năm 2013. 
 
Áo là quốc gia được ưa chuộng thứ ba, với 5,1 tỷ USD tài sản ròng chảy vào trong cùng kỳ.
 
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đe dọa sẽ giáng thêm các lệnh trừng phạt nếu Nga mở rộng sự có mặt của quân đội tại Ukraine. Nhưng những bước đi gần đây nhất của Mỹ không tác động nhiều tới tài sản của giới nhà giàu Nga, còn Chính phủ Nga thì chẳng mấy quan tâm.
 
“Tính đến thời điểm hiện tại, các đòn trừng phạt với Nga chưa phát huy tác dụng. Một lệnh trừng phạt đích thực phải là một bước đi đánh thẳng vào dòng ngoại tệ đổ vào Nga”, ông Carl Weinberg, kinh tế gia tại High Frequency Economics nhận định.
 
Những lệnh trừng phạt như vậy có tác dụng mạnh hơn, nhưng cũng khó áp dụng hơn, nếu không muốn nói là không thể.
 
Ví dụ, để đạt được mục đích trên, Mỹ và châu Âu có một lựa chọn là cấm vận dầu và khí thiên nhiên từ Nga, loại hàng hóa chiếm quá bán lượng xuất khẩu của nước này và là nguồn thu về ngoại tệ lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại.
 
Mô hình trừng phạt thành công gần đây nhất là đối với Iran, trong đó Mỹ và châu Âu bao vây chặt chẽ tài sản của công dân Iran đặt ngoài lãnh thổ, cũng như thắt chặt nguồn thu tiền mặt từ hoạt động kinh doanh dầu mỏ.

Một mô hình như vậy sẽ khiến Nga phải dè chừng: Phân khúc năng lượng của Nga mang lại hơn 50% doanh thu cho chính phủ, và điểm đến của khoảng ¾ lượng xuất khẩu khí thiên nhiên của Nga là ở Tây Âu. 

Nhưng không như dầu của Iran, châu Âu lại không có nguồn thay thế nào khác cho năng lượng nhập từ Nga.


Tỷ lệ xuất khẩu dầu và khí thiên nhiên vào châu Âu từ các nước.

Nga cung cấp 30% dầu và khí cho châu Âu để chạy ô tô, thắp sáng, sưởi ấm và vận hành các nhà máy. Cấm vận năng lượng Nga không chỉ gây ảnh hưởng cho nước Nga, mà chính châu Âu cũng phải gánh chịu tổn thất nặng nề. 
 
Chẳng nói đâu xa, châu Âu chắc chưa thể quên hai mùa đông lạnh lẽo năm 2006 và 2009, khi Nga trả đũa vụ tranh chấp thương mại với khu vực này bằng cách cắt đường ống cung cấp khí đốt đi qua Ukraine.
 
Việc quân đội Nga chiếm quyền kiểm soát tại Crimea càng khiến bàn thương lượng về dự án xây dựng ống dẫn gas qua Ukraine lâm vào bế tắc. Thương vụ có tên South Stream này được Gazprom đề xuất, nhưng bị quan chức châu Âu bác bỏ vào cuối năm 2013. Cuộc đàm phán sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nữa khi giờ đây Crimea đã vào tay Nga.
 
Trong khi đó, giới lãnh đạo châu Âu đang đau đầu để tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế lượng cung từ Nga trong dài hạn.
 
Một lựa chọn trong số đó là tận dụng hoạt động sản xuất dầu và khí thiên nhiên đang bùng nổ tại Mỹ. Nhà Trắng chịu sức ép phải đẩy nhanh quá trình cấp giấy phép xuất khẩu cho các chuyến tàu chuyển khí gas lỏng. Tính đến nay, mới chỉ 6 điểm trung chuyển được cho phép đi vào vận hành. Nhưng kể cả khi tốc độ được đẩy nhanh, cũng phải mất nhiều năm nữa để xây dựng các điểm trung chuyển mới, từ đó đưa năng lượng sang châu Âu. 
 
Nhiều nước châu Âu khác như Anh, Pháp, Ba Lan được cho là có nguồn khí gas thô đủ để cung cấp 1/10 nhu cầu gas của Liên minh châu Âu đến năm 2035.
 
Còn trong hiện tại, Nga vẫn là nhà cung cấp chủ yếu khí đốt cho châu Âu. Tầm ảnh hưởng của nước này là một rào cản lớn đối với EU trong việc “rà soát” tài sản đại gia Nga tại các tài khoản đặt ở ngân hàng nước ngoài.
Nguồn: bizlive.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.