Chuyên mục
Nga
BÌNH LUẬN
Nuoc Nga nhu the nao thi ca nhan loai tre the gioi deu biet, nuoc Nga khong Nguy hiem ma nuoc nga chi co dau tranh cho...

Nga "nguy hiểm" hay sự bịa đặt của phương Tây?

Thứ ba 18/08/2015 02:46 GMT + 7
Báo chí và giới phân tích phương Tây đang cố gắng chứng minh sự “nguy hiểm” của Nga.

Lý do chủ yếu mà giới lãnh đạo Nga đưa ra để lý giải cho các hành động của mình (như việc sáp nhập Crimea, các cuộc tập trận, tăng cường sức mạnh quân sự…) là nhằm bảo vệ các lợi ích của Nga. Những nguyên nhân trực tiếp được viện dẫn như việc NATO đưa binh lính và vũ khí của tiến sát biên giới Nga, can thiệp vào Nam Tư, Iraq, Libya…

Âm mưu của Nga?

Tuy nhiên, giới phân tích phương Tây lại cho rằng Nga có tư tưởng bành trướng và có “âm mưu” chống lại châu Âu và Mỹ từ lâu. Các dẫn chứng và lý lẽ được giới học giả phương Tây đưa ra cũng cho thấy sự “ngoan cố” có tính hệ thống của Nga.

Theo đó, ngay từ tháng 3/1993, Boris Yeltsin đã yêu cầu các tổ chức quốc tế, kể cả Liên hợp quốc, phải công nhận các quyền đặc biệt của Nga với tư cách là người bảo đảm hòa bình và sự ổn định trên lãnh thổ Liên Xô trước đây.

Tổng thống Nga Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Obama tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 năm 2013

Từ khi Evgeini Primakov giữ chức Ngoại trưởng Nga vào tháng 1/1996, Nga đã chú ý trở lại các nước Trung và Đông Âu mà Nga đã bỏ quên từ khi kết thúc hiệp ước Warsaw, cả với khu vực Trung Đông, Nam Á và Cực Đông.

Các trục Âu-Á trong hành động của Nga thể hiện rõ rệt: Ký “quan hệ đối tác chiến lược” với Trung Quốc năm 1996; mùa Thu năm 1997 thành lập bộ ba Yeltsin-Kohl (Đức)-Chirac (Pháp).

Đó là những bước đi được đánh giá là thành công trong chính sách đối ngoại của Nga; củng cố ảnh hưởng của Nga đối với các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), đặc biệt được đánh dấu bằng một thỏa thuận tái hòa nhập với Belarus tháng 4/1997; một hiệp ước hữu nghị với Armenia tháng 8/1997, quy định một liên minh quân sự giữa hai nước và vì vậy có các căn cứ của Nga ở Armenia.

Ngày 1/12/1999, Duma quốc gia (Hạ viện Nga) đã thông qua một dự luật mang tên “Những thể thức về việc gia nhập LB Nga và thành lập trong Liên bang một hình thái lãnh thổ mới”.

Để chứng minh cho quan điểm rằng các nhà lãnh đạo Nga cố tình kích động tinh thần “dân tộc”, báo chí và giới học giả phương Tây thậm chí đã không ngần ngại đặt ra nghi vấn (mà thực chất là bịa đặt và vu khống) đối với các vụ tấn công hồi tháng 9/1999. Từ ngày 4 đến 6/9/1999, có 4 vụ nổ bí ẩn chết người diễn ra tại các thành phố của Nga (2 vụ ở Moskva), làm hơn 300 người thiệt mạng.

Thủ tướng Putin khi đó đã quy các vụ khủng bố này là do quân khủng bố đến từ vùng Chesnia gây ra. Theo giới phân tích phương Tây, đây là một thủ thuật tạo ra một làn sóng yêu nước trong xã hội, đưa ông Putin trở thành “thủ lĩnh chiến tranh” và sau đó là thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3/2000.

Con bài năng lượng

Bên cạnh đó, giới phân tích phương Tây cho rằng Nga đã tận dụng sự phát triển kinh tế nhờ giá dầu tăng vọt và thế mạnh về khí đốt để ổn định trong nước và gây ảnh hưởng ra bên ngoài.

Theo đó, ngay từ năm 2000, khi đề nghị “quan hệ đối tác năng lượng” với châu Âu, Nga đã tính đến việc sử dụng Tây Âu để buộc các nước Trung và Đông Âu phải theo Nga. Bằng cách liên kết các nước châu Âu với Gazprom, Nga đã nỗ lực lập ra một nhóm có thế lực thân Nga, thân với chính quyền tại mỗi nước.

Giới phân tích phương Tây cũng tố cáo Nga toan tính tạo ra một tình hình mà ở đó các nước châu Âu lớn như Đức, Pháp, Italy sẽ phụ thuộc vào dầu lửa và khí đốt của Nga và chi phối các nước này.

Tổng thống Nga Putin và CEO Gazprom Alexey Miller

Ví dụ được dẫn ra là từ năm 2005, Nga đã ký với Đức một thỏa thuận xây dựng đường ống dẫn dầu nối liền trực tiếp hai nước qua biển Baltic (Dòng chảy phương Bắc). Giới phân tích phương Tây cho rằng khi đó Nga tự cho mình là một siêu cường về năng lượng, có quyền đóng các van khí đốt cung cấp cho các nước không tuân phục Nga và buộc các nước khác phải từ bỏ chủ quyền để đổi lấy việc được cung cấp khí đốt.

Tháng 4/2008, trong Hội nghị cấp cao NATO tại Bucarest (Romania), Nga đã giành được thắng lợi lớn: Pháp và Đức đã phong tỏa Chương trình hành động thành viên (MAP) - giai đoạn tiên quyết của việc mở rộng NATO tới Gruzia và Ukraine.

Đối với Kremlin, cuộc thử nghiệm là tích cực: Paris và Berlin đã đi theo Moskva để chống lại Washington. Giờ đây, Moskva có thể đi xa hơn. Tổng thống Nga lúc đó là Dmitri Medvedev đã đề nghị thành lập một hệ thống an ninh mới ở châu Âu.

Bên cạnh những lời tố cáo vô căn cứ rằng Nga muốn làm sống lại “Đế quốc Nga”, giới học giả phương Tây cũng cáo buộc Nga đã ngấm ngầm sử dụng năng lượng, tiền bạc hay chính trị để tác động tới nhiều nước nhằm “chống lại” châu Âu!
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.