Chuyên mục
Phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong nhận định một số nội dung về nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong nhận định một số nội dung về nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Thứ sáu 17/05/2024 12:12 GMT + 7

Cuộc đấu tranh bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng có mối quan hệ mật thiết với cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh giá trị, cống hiến của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam và nhân loại. Do đó, việc tìm hiểu về nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, xác định cơ sở hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới.

 

Đại hội VII của Đảng (1991) đã khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ Nam cho hành động của Đảng. Nắm vững quan điểm đó, ngày 22-10-2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng (BV NTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch (QĐ ST, TĐ) trong tình hình mới đã xác định: BV NTTT của Đảng, đấu tranh phản bác các QĐ ST,TĐ “là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong giai đoạn hiện nay”.

 

Hiện nay, trên một số trang mạng xã hội, một số báo không chính thống nêu ra một số nhận định phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng Hồ Chí Minh chỉ nói lại tư tưởng của C.Mác, Ăngghen, V.I. Lênin và các nhà tư tưởng vĩ đại khác chứ không có tư tưởng của riêng mình.


Khi nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, có nhiều học giả đã đánh giá một cách khách quan, đúng đắn công lao to lớn của Người đối với dân tộc và thời đại. Thế nhưng, cũng không ít người do thiếu sự hiểu biết, bị lừa bịp, thậm chí vì những động cơ, mưu đồ chính trị xấu đã cố tình xuyên tạc, bóp méo những sự thật hiển nhiên nhằm phủ nhận giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, hạ thấp uy tín, công lao của Người. Với những luận điệu như: Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ nói lại tư tưởng của C.Mác, Ăngghen, V.I Lênin và các nhà tư tưởng vĩ đại khác chứ không có tư tưởng của riêng mình, hay cho rằng không có tư tưởng Hồ Chí Minh vì cụ Hồ không có tác phẩm nào đáng gọi là “tư tưởng”... Những lập luận này phiến diện, chưa nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh hoặc cố tính bóp méo, xuyên tạc để phủ nhận giá trị, ý nghĩa và công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc và nhân loại tiến bộ.

 


Để đấu tranh phản bác lại những quan điểm này, trong nội dung khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng nêu rõ “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Như vậy, khái niệm đã chỉ rõ 3 nguồn gốc lý luận hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. 


Tư tưởng Hồ Chí Minh “là kết quả của sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta”. “Là kết quả” được hiểu đây là sản phẩm được kết tinh sau khi nghiên cứu học thuyết Mác-Lênin, thấy được bản chất khoa học và cách mạng của học thuyết, sau đó vận dụng, phát triển sáng tạo chứ không chỉ là nói lại những gì Mác, Ăngghen, Lênin đã đề cập tới. Bên cạnh đó, một trong những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin là lý luận gắn với thực tiễn, lý luận là sáng tạo, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Vì vậy, khi Hồ Chí Minh tiếp cận và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã soi chiếu qua lăng kính của thực tiễn để chắt lọc những luận điểm phù hợp và luôn đứng vững trên “điều kiện cụ thể của nước ta” để xác định chiến luợc, sách luợc thích hợp. Điều cần nhấn mạnh, Hồ Chí Minh đã bổ sung vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin những luận điểm mới. Những luận điểm đó trên thực tế có giá trị lâu dài, chỉ đạo đường lối cách mạng Việt Nam, đồng thời đóng góp quan trọng vào việc phát triển lý luận về cách mạng vô sản. 


Thêm nữa, khi đề cập đến động cơ ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành đã có nhiều người suy diễn chủ quan, võ đoán, thiếu căn cứ, có ẩn ý không tốt, cho rằng Nguyễn Tất Thành sang phương Tây dường như bị hấp dẫn bởi chủ nghĩa cải lương của Phan Châu Trinh bởi trước đó, Nguyễn Tất Thành không chấp nhận đi theo phong trào Đông Du mà lại vào dạy Trường Dục Thanh do Phan Châu Trinh góp phần xây dựng năm 1905, sau này đi Pháp là để “noi gương nhà Nho nổi tiếng này”. Hay là lập luận chủ quan khi cho rằng mục tiêu, động cơ để Nguyễn Tất Thành quyết định sang Pháp là “chỉ để kiếm sống, xin vào học trường Thuộc địa mong được làm quan, khi không thực hiện được mong muốn tỏ ra bất mãn, quay sang chống Pháp”.

 

Để đấu tranh phản bác lại những luận điệu vô căn cứ, mang tính khiên cưỡng, chụp mũ này, khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh”, nhất là thời kỳ trước năm 1911 đến năm 1920 chúng ta biết rằng: trước khi Nguyễn Tất Thành rời xa Tổ quốc sang phương Tây, lịch sử đã có nhiều cuộc khởi nghĩa khắp cả nước bằng việc giương cao ngọn cờ phong kiến, ngọn cờ của nông dân hay ngọn cờ tư sản; dù bằng bạo lực hay hòa bình... nhưng tất cả đều bị thất bại vì thiếu một đường lối đúng, chưa có một giai cấp, tổ chức tiên tiến lãnh đạo. Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận ra điều này, tuy nhiên, trong khi con đường cứu nước kiểu cũ không thể đưa đến thành công, song con đường cứu nước kiểu mới chưa nhận biết rõ, bắt buộc Nguyễn Tất Thành phải lựa chọn: Đi ra nước ngoài để tìm con đường cứu nước mới: “Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.

 

Như vậy, chính từ việc chứng kiến cuộc sống khổ cực, điêu đứng của đồng bào dưới ách áp bức, với mong muốn ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc là động cơ của chuyến hành trình 30 năm Hồ Chí Minh rời xa Tổ quốc. Trên chuyến hành trình đó, Người đã làm rất nhiều công việc nặng nhọc, bị theo dõi, kiểm duyệt mọi hành tung nhưng với mục đích tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa tư bản, thực dân, Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì, khôn khéo vượt qua tất cả. Nếu chỉ vì động cơ riêng, Nguyễn Tất Thành đã có nhiều cơ hội để lựa chọn. Thế nhưng, Người vẫn kiên định với mục tiêu của mình cho đến tháng 7/1920, sau 10 năm mới tìm thấy câu trả lời chính xác khi tiếp cận Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người đi đến khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

 

Muốn đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có hiệu quả, thuyết phục, chắc chắn… cần phải nhận diện đầy đủ, rõ ràng và kịp thời các quan điểm sai trái, thù địch trong việc xuyên tạc, chống phá về tư tưởng Hồ Chí Minh. Dó đó, việc cập nhật kết quả nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh phải kịp thời, chính xác, phải thông qua các cơ quan ngôn luận báo đài để tuyên truyền để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu được những giá trị đích thực, khoa học, cách mạng, tiến bộ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời mình đấu tranh, cống hiến, hy sinh cho dân tộc và nhân loại, từ đó củng cố niềm tin khoa học vào Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiên định mục tiêu cách mạng độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội; tích cực nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng./. 

 

                                                                           Ths. Trần Thị Bích Thủy

7 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.